10 món ăn chứa nhiều chất độc hại mẹ vô tư cho bé ăn vì tưởng tốt

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Có rất nhiều thực phẩm xanh, lành mạnh và tốt cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó cũng có những thức phẩm không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho trẻ. Nếu mẹ không cẩn thận, cho bé ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Dưới đây là 10 thực phẩm nhiều hóa chất độc hại mẹ nên cẩn thận khi cho con ăn.

 

Mẹ không cẩn thận khi mua thực phẩm nhiều hóa chất sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho trẻ nhỏ.

Hiện nay, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa chưa thật sự được đảm bảo. Đặc biệt là rau, củ, quả được bày bán tại các chợ tự phát. Những thực phẩm này chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ và cách bảo quản. Việc mẹ hồn nhiên mua thực phẩm đó về chế biến cho trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc kích thích … mà hậu quả chưa biểu hiện ra bên ngoài ngay tức khắc. Nó có thể âm ỉ trong cơ thể bé đợi điều kiện phù hợp mới bùng phát.

 

Cũng chỉ vì 2 chữ lợi nhuận mà người nông dân hoặc lái buôn bất chấp sự an toàn của người tiêu dùng để sử dụng các chất hóa học giúp hàng hóa được bán ra đúng thời điểm được giá nhất. Vì vậy, mẹ cần tinh ý và cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mua thực phẩm cho con.

1. Cà chua chín

Nếu cà chua chín tự nhiên thì thực sự rất tốt cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ thường rất thích các món ăn có cà chua. Vì món ăn này có màu sắc bắt mắt và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, vì để được giá bán, người ta không ngại dùng thuốc kích thích quả chín nhanh, đỏ mọng, trông rất bắt mắt. Nhưng mẹ đâu biết rằng bên trong quả cà chua chín đó có biết bao nhiều thuốc còn đọng lại. Nếu dùng trái cà chua này nấu cháo ăn dặm cho bé thì đồng nghĩa với việc bé đang ăn thuốc kích thích vào cơ thể mình sao.

 

thực phẩm nhiều hóa chất
Người ta dùng thuốc kích thích cà chua chín nhanh, đỏ mọng, trông bắt mắt.

Mẹ có thể mua những trái cà chua nửa xanh, nửa chín. Đây là những quả cà chua mà người nông dân vừa vặt về và chưa kịp dấm. Mẹ chỉ cần để vài ngày là cà chua sẽ tự chín đỏ, đảm bảo an toàn hơn so với mua chín. Đây là cách để giúp mẹ tránh tình trạng mua phải cà chua ngâm thuốc. Cách thứ hai mẹ có thể dùng đó là mua của người quen hoặc mua tại cửa hàng, siêu thị rau sạch, đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tìm hiểu cách trồng cà chua để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Đồng thời vừa không lo thuốc đọng lại trong quả, vừa tiện lợi mỗi khi muốn chế biến món ăn dặm cho bé.

2. Khoai tây

Khoai tây là loại rau củ kháng sâu bệnh khá là kém. Chính vì vậy, để tăng năng suất thì người nông dân thường phải phun thuốc từ rất sớm để bảo vệ mầm cây được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vùng đất xung quanh khoai cũng được phun thuốc để ngăn chặn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy thuốc ngay từ khi còn là mầm đã khiến khoai tây dễ bị nhiễm độc sâu từ lõi.

 

thực phẩm nhiều hóa chất
Khoai tây được sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu để bảo vệ mầm cây khỏe mạnh.

Theo số liệu của Chương trình bảo vệ thực vật USDA có tới 35 loại thuốc trừ sâu được tìm thấy trên củ khoai lang thông thường. Trong đó, có tới 76% các loại khoai tây chứa chlorpropham. Đây là loại thuốc diệt cỏ có thể làm chậm sự tăng trưởng, tắc nghẽn lá lách hoặc gây tử vong (Theo số liệu đăng trên The Richest)

3. Cần tây

Spinosad là một chất độc hại được tìm thấy trên thân cây cần tây.  Thậm chí khi rau đã được rửa sạch sẽ rồi thì chất độc này vẫn còn. Đây là hóa chất độc hại được dùng để trừ đi những loại sâu bọ và bướm phá hoại rau.

 

Xem thêm: 9 thực phẩm giúp con thông minh và không bao giờ ốm

4. Miến, bún, bánh phở

Đây là những thực phẩm nhiều hóa chất nhất khi dùng chất tẩy trắng. Những loại thực phẩm này buộc phải dùng hóa chất để sản phẩm bắt mắt hơn. Nếu không nó sẽ xỉn màu và người tiêu dùng khó tính sẽ không thích mua thực phẩm như vậy. Ngoài ra, những thực phẩm này được bày bán tại các chợ tự phát hoặc mặt đường, nơi mà xe cộ đi lại nhiều, nhiệt độ cao hơn trong nhà nhiều. Điều này sẽ khiến thực phẩm nhanh bị ôi thiu hơn bình thường. Sau vài tiếng đồng hồ chế biến, nếu không sử dụng chất bảo quản thì thực phẩm sẽ nhanh chóng bị ôi thiu. Và foocmol là chất bảo quản mà người sản xuất dùng để bảo quản những thực phẩm này. Đây là chất không hề có lợi cho sức khỏe con người.

 

Một vài nghiên cứu cho thấy, nếu dùng những sản phẩm này được đóng gói (đồ khô) thì ít chất bảo quản hơn. Mẹ có thể ra siêu thị để chọn lựa những loại miến phù hợp với khẩu vị của bé và gia đình mình.

5. Giá đỗ

Những ngọn giá đỗ to mọng, trắng mũm mĩm mẹ nhìn thấy ngoài chợ rất có thể được tưới chất hóa học để đảm bảo phần rễ sẽ bị diệt khi ngâm ủ. Và khi bán ra thị trường thì chất hóa học này còn nguyên trên giá đỗ. Có rất nhiều mẹ thậm chí còn cho con ăn giá sống. Tuy nhiên nếu giá không đảm bảo an toàn thì bé đã trực tiếp ăn thuốc vào cơ thể mình rồi. Việc trồng giá đỗ không hề khó. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu cách trồng để tự làm cho con và gia đình ăn.

6. Dâu tây

Theo The Richest, báo cáo năm 2013 từ mạng lưới hành động về thuốc bảo vệ thực vật phát hiện: một mẫu dâu tây chứa tới 54% dư lượng thuốc trừ sâu khác nhau. Trong đó có 9 chất gây ung thư, 11 loại là độc tố thần kinh, 12 độc tố gây vô sinh và 24 loại gây rối loạn hormone. Kết cấu mềm mại của dâu tây làm cho nó dễ dàng hấp thụ các hóa chất. Điều đó đồng nghĩa với việc khó loại bỏ hóa chất độc hại khi sử dụng. Do đó, dâu tây được xem là thực phẩm nhiều hóa chất mà mẹ nên cân nhắc khi cho bé ăn.

 

thực phẩm nhiều hóa chất
Dâu tây là loại quả dễ hấp thu các hóa chất độc hại.
Vì thế, thay vì lựa chọn dâu tây, mẹ có thể cho bé ăn chuối hoặc cũng có thể tự trồng tại nhà.

 

7. Táo

Đây là thực phẩm không thể tránh khỏi trong danh sách những thực phẩm nhiều hóa chất độc hại. Để giữ cho táo tươi lâu và tránh sâu bọ, người sản xuất cần phải dùng đến một lượng hóa chất lớn để bảo quản. Thậm chí là ngâm táo trong những bồn hóa chất.

 

thực phẩm nhiều hóa chất
Để giữ cho táo tươi lâu và tránh sâu bọ, phải dùng đến một lượng hóa chất lớn để bảo quản.
Hóa chất độc hại này sẽ ngấm vào táo và gây hại cho bé khi dùng. Nước sốt táo, nước ép táo cũng được khuyến cáo là không nên cho con sử dụng.

8. Mực đông lạnh

Để bảo quản và tẩy trắng mực, người sản xuất phải dùng hóa chất để ngâm mực. Đồng thời biến mực từ xám sang trắng muốt, tươi ngon và hấp dẫn người mua hơn. Đối với các loại hải sản tốt nhất là mẹ lựa chọn những hải sản tươi sống, chưa qua bảo quản để chế biến đồ ăn dặm cho bé.

9. Tôm khô

Theo một số người trực tiếp làm tôm khô tiết lộ, một vài (không phải tất cả) những con tôm khô được làm từ những con tôm không còn tươi, đã ươn và không được người tiêu dùng lựa chọn nữa. Chúng là hàng tồn được đem đi sơ chế để có những mẻ tôm khô hấp dẫn nhất, bảo quản được lâu nhất.

 

thực phẩm nhiều hóa chất
Người ta thường dùng hóa chất đổi màu để biến tôm ươn thành tôm khô.
Khi đó họ sẽ buộc phải dùng tới hóa chất bảo quản, hóa chất đổi màu để biến tôm ươn thành tôm khô. Việc làm này nhằm mục địch thu hồi vốn hoặc gia tăng lợi nhuận cho mẻ tôm tươi đã mua. Một số thực phẩm khô thông thường như cá khô, mực khô cũng không khác tôm khô là mấy. Vì thế mẹ nên lựa chọn tôm còn tươi sống để chế biến món ăn dặm cho con.

10. Nho

 

thực phẩm nhiều hóa chất
Nho cần phải dùng nhiều hóa chất khi trồng để tránh bị sâu bệnh phá hoại.
Giống như dâu tây, nho cũng là loại quả chịu nhiều ảnh hưởng từ sâu bệnh. Chính vì thế cần phải dùng nhiều hóa chất khi trồng. Ngoài ra nho rất dễ bị dập nát trong quá trình vận chuyển. Vì thế người ta buộc phải dùng đến hóa chất bảo quản độ tươi ngon cho nho. Theo The Richest, trong một quả nho người ta có thể tìm thấy tận 15 loại hóa chất độc hại khác nhau. Do đó, mẹ nên mua nho ở các cửa hàng hoặc siêu thị bán trái cây uy tín để đảm bảo an toàn cho bé yêu.
Theo eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *