Sản dịch sau sinh điều mẹ cần phải biết

Sản dịch sau khi sinh là hiện tượng bình thường với các mẹ bầu. Nhưng hầu hết các mẹ bầu vô cùng cảm thấy khó chịu với cảm giác này. Cũng nhiều người lo lắng khi thấy sản dịch ra lâu và kéo dài mãi chưa hết. Vậy sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Có cách nào đẩy sản dịch ra nhanh hơn hay không? Khám phá trong bài viết dưới đây do chuyên gia Bibo Care tổng hợp mẹ nhé!

Sản dịch sau sinh
Sản dịch sau sinh kéo dài làm mẹ lo lắng

1. Sản dịch sau sinh là gì?

Sản dịch là dịch được tiết ra từ âm đạo của phụ nữ sau sinh. Nó thường bao gồm những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung; những cục máu đông nhỏ ra từ vết thương nơi nhau thai bám; cộng thêm phần sót lại của nước ối và dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo.

Lượng và màu sắc của sản dịch sẽ thay đổi sau nhiều ngày. Trong những ngày đầu sau sinh, dịch này thường có máu và có màu đỏ tươi. Đến khoảng ngày thứ 4, vết thương dần lành lại thì lượng máu sẽ ít dần và có màu hồng. Cuối cùng, sau 10 ngày, sản dịch sau sinh chỉ còn màu vàng hay màu trắng, bao gồm bạch cầu và mô niêm mạc của tử cung.

Sản dịch hết nhanh hay chậm, ra nhiều hay ít phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như cơ địa của mẹ; chế độ ăn uống, sinh hoạt; cách vệ sinh,… Thông thường, sản dịch sau sinh mổ sẽ nhanh hết hơn so với sinh thường. Bởi vì trong quá trình mổ lấy thai, lớp nội mạc tử cung sẽ được bóc sạch hơn. 

Sản dịch là dịch được tiết ra từ âm đạo của phụ nữa sau sinh
Sản dịch là dịch được tiết ra từ âm đạo của phụ nữ sau sinh

 

2. Tình trạng này thường kéo dài bao lâu?

Như đã nói, tuỳ vào thể trạng cũng như cách sinh hoạt của mỗi mẹ bỉm mà thời gian hết sản dịch cũng khác nhau. Nhưng bình thường, hiện tượng ra sản dịch sau sinh sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Cũng có trường hợp kéo dài đến 40-45 ngày. Điểm chung là màu sắc cũng như lượng dịch tiết ra sẽ khác nhau ở từng giai đoạn. Cụ thể như sau :

sau sinh bao lâu thì hết sản dịch
Sự thay đổi theo thời gian của sản dịch
  • Những ngày đầu tiên: Thường có màu đỏ sẫm xen lẫn với các cục máu đông lớn. Sản dịch cũng thường ra nhiều nhất vào khoảng thời gian này. Mẹ bầu không cần phải lo lắng khi có máu đông. Đó là nhau thai còn sót lại trong tử cung đang được đào thải ra ngoài.

  • Sau 1 tuần đầu: Sản dịch sau sinh đã đổi sang màu hồng nâu. Phần máu đông sẽ dần ít đi và nhỏ hơn so với những ngày đầu. Còn nếu bạn thấy lượng máu vẫn không khác gì những ngày đầu thì có thể do bạn đã vận động quá sớm. 

  • Sau 3 tuần: Sản dịch khi này sẽ có màu trắng nhạt hoặc vàng vì chứa một lượng lớn bạch cầu và mô hoại tử. Bây giờ tử cung đang dần trở lại kích thước ban đầu và cơn co hồi tử cung cũng sắp kết thúc.

  • Sau 6 tuần: Một số sản phụ có thể bị ra ít dịch màu nâu, hồng hoặc trắng vàng cho đến 6 tuần sau khi sinh. Dịch này có thể xuất hiện lượng nhỏ hàng ngày hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng của quá trình xuất sản dịch.

 

3. Hiện tượng sản dịch bất thường

Sản dịch bất thường có thể là nguy cơ dẫn tới các bệnh hậu sản nguy hiểm. Do đó, mẹ bỉm hãy đi khám ngay nếu phát hiện mình có những triệu chứng như:

  • Sản dịch có mùi lạ, hôi khó chịu. Điều đó cảnh bảo mẹ bầu có thể đã bị nhiễm trùng sau sinh
  • Cơ thể bị sốt khiến mẹ thường cảm thấy ớn lạnh
  • Sản dịch ra nhiều sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Bên cạnh đó vẫn có máu đỏ tươi, ra nhiều hơn chứ không có sự thuyên giảm.
  • Ngay khi đã áp dụng chế độ nghỉ ngơi, máu sản dịch vẫn ra nhiều hơn 4 ngày.
  • Sản dịch máu đông xuất hiện thành từng cục vón nhỏ
  • Cơ thể yếu, dễ mệt mỏi, chóng mặt, luôn cảm thấy rã rời.
  • Nhịp tim không đều, cũng có thể đập nhanh hơn bình thường.
Sản dịch sau sinh
Sản dịch có trạng thái bất thường có thể dẫn tới nguy cơ bị bệnh hậu sản
4. Cách để nhanh hết sản dịch sau sinh

Ứ đọng sản dịch không chỉ khiến mẹ khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức hỏe. Nếu lượng sản dịch sau sinh nhanh ra hết, tử cung sẽ mau chóng hồi phục; rút ngắn quá trình hậu sản dù mẹ sinh mổ hay sinh thường.

Để tống sản dịch ra khỏi cơ thể nhanh hơn, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Sau sinh, bạn nên vận động nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông; giúp tử cung co bóp tốt nhằm đẩy hết sản dịch ra ngoài.
  • Việc cho bé bú thường xuyên sẽ kích thích sản sinh hormone oxytocin, giúp tử cung co bóp hiệu quả.
  • Một số kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng để nhanh bài tiết sản dịch ra ngoài như: uống nước chè vằng; ăn canh hoặc uống nước rau ngót;  ăn canh trứng đậu phụ,…

 

5. Cách chăm sóc mẹ bầu trong quá trình sản dịch hậu sinh

Chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý

  • Mẹ bầu cần phải tăng cường nghỉ ngơi để phục hồi cơ thể; tránh để gặp những vấn đề hậu sản như nhiễm trùng, băng huyết, sa tử cung,…
  • Vận động nhẹ nhàng, không nằm ì một chỗ. Sau sinh chỉ nên nghỉ ngơi trong 8 giờ đầu tiên. Sau đó nên vận động nhẹ nhàng để giúp co dạ con lại, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.
  • Mẹ cũng cần phải ăn uống đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Tăng cường đạm và canxi trong bữa ăn hàng ngày. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp nếu cần thiết.
Chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý giúp sản dịch hết nhanh hơn
Mẹ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể đào thải sản dịch nhanh hơn

Tránh dùng tampon hay cốc nguyệt san quá sớm

Để giảm những rắc rối của sản dịch, hãy dùng loại băng vệ sinh khổ lớn cho các mẹ mới sinh. Hạn chế dùng tampon hay cốc nguyệt san trong thời gian 1 tháng rưỡi đầu tiên, đặc biệt đối với các mẹ sinh thường. Vì lúc này, tình trạng tử cung đang ở giai đoạn hồi phục, dễ nhiễm trùng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân phải thật sạch sẽ
Mẹ nên dùng băng vệ sinh để tránh làm viêm nhiễm bên trong vùng kín

Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ

Bạn cần thay mới băng vệ sinh sau mỗi giờ, có thể 2 giờ một lần trong ngày đầu; dần dần giãn ra 3 đến 4 giờ thay 1 lần. Luôn rửa sạch tay cả trước lẫn sau lúc thay băng vệ sinh. Bên cạnh đó, cố gắng tắm nhanh bằng nước ấm già ngày 1 lần để giữ cơ thể luôn sạch sẽ và thoải mái.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Quần quá bó sẽ khiến sản dịch khó đào thải ra ngoài. Hơn nữa, đối với những mẹ ra sản dịch nhiều, chẳng may dây bẩn ra quần thì đồ cũ sẽ giúp mẹ dễ bỏ đi khi không thể giặt sạch. Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát; đặc biệt là quần lót cần làm từ chất liệu mềm mại, thông thoáng.

Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội