24 giờ đầu tiên sau sinh, mẹ nhớ phải làm 10 điều này ngay cho bé

Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, các bà mẹ vẫn có thể lóng ngóng với việc chăm sóc em bé mới sinh. Trong 24h đầu đời, bé sẽ cần được chăm sóc kỹ càng để nhanh chóng làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Dưới đây là 10 việc cần làm cho bé mới sinh trong 24h đầu tiên mà chuyên gia Bibo Care muốn chia sẻ đến mẹ!

1. Da kề da với bé

Chăm sóc em bé sau sinh thế nào?
Bé sau sinh cần được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay lập tức

Trên thực tế, đây được gọi là hình thức chăm sóc “kangaroo”. Theo đó, mặt, ngực, bụng và chân của bé áp sát người mẹ, không có khoảng trống; đầu bé nghiêng về một bên; trên mình đắp một tấm chăn ấm.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, tất cả trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc “da kề da” với mẹ trong vòng ít nhất 1 giờ ngay sau sinh; bất kể bé có cân nặng, tuổi thai, hoặc tình trạng sau khi sinh đẻ thế nào. Nếu mẹ ngay lập tức đặt bé lên ngực mẹ sau khi sinh sẽ mang lại cho bé rất nhiều lợi ích về sức khỏe.

Các nghiên cứu cho thấy, khi mẹ ôm bé ngay vào lồng ngực, bé tránh được tình trạng hạ thân nhiệt, suy hô hấp. Bé cũng ít khóc hơn và bú sữa mẹ hiệu quả hơn. Trong khi đó, mẹ có thể giảm bớt tình trạng đau ngực sau khi sinh; giảm bớt cảm giác lo lắng; đồng thời được gia tăng tình cảm gần gũi với con.

2. Cho bé bú sữa mẹ

Chăm sóc trẻ mới sinh
Trẻ sơ sinh chỉ cần bú sữa mẹ, không cần uống thêm nước

Trong giờ đầu tiên khi chào đời, bé đã có nhu cầu được bú sữa mẹ. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý là dạ dày của bé lúc này chỉ có kích thước rất nhỏ. Vì thế, chỉ nên cho con bú khoảng 7-10ml sữa, thường sẽ bằng lượng sữa non mà mẹ có ngay sau khi sinh.

Mẹ cũng cần lưu ý về tần suất cho con tu ti. Cứ sau 2,5h thì cần cho bé bú 1 lần để tránh hạ đường huyết. Mẹ không nên đợi đến khi bé khóc mới cho bú.

Các bé sơ sinh không cần thêm bất cứ loại nước nào để súc miệng. Bé chỉ cần bú mẹ trực tiếp là đủ vệ sinh và chất dinh dưỡng thiết yếu nhất. Vì vậy, mẹ hãy nhớ ăn uống đa dạng để sữa đủ chất cho bé bú nhé.

3. Bổ sung vitamin K cho bé

Trẻ vừa sinh ra thường thiếu vitamin K. Điều này dễ gây nguy cơ xuất huyết sau sinh, bị chảy máu nhiều chỗ như cuống rốn, ngoài da; nghiêm trọng hơn là xuất huyết não, màng não.

Vì vậy, bạn nên để y tá tiêm bắp cho bé sơ sinh một liều 1mg vitamin K trong 6 giờ đầu sau sinh. Bởi vì vitamin K là yếu tố quan trọng giúp đông máu nên sẽ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Mẹ cũng có thể hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ nếu cần thiết.

4. Cắt dây rốn và chăm sóc rốn cho bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh cần vệ sinh cuống rốn
Cuống rốn có thể là nơi xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh

Việc cắt dây rốn nên thực hiện sau ít nhất 2 phút kể từ khi em bé chào đời. Điều này sẽ giảm nguy cơ bé bị thiếu sắt trong vòng 3 đến 6 tháng sau sinh.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý chăm sóc rốn cho bé sơ sinh. Ngoài việc vệ sinh rốn cho bé do các y tá thực hiện khi còn ở viện, mẹ cũng cần để ý xem rốn con có bị nhiễm trùng hay không. Nếu thấy có hiện tượng như chảy nước, có mùi,…thì đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần được xử lý nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh từ A-Z

5. Cân nhắc về việc tiêm vacxin cần thiết cho con

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi khoa Philadelphia, mỗi năm có khoảng 9.000 trong số 18.000 trẻ nhiễm bệnh trong 10 năm đầu đời là do nhiễm virus từ mẹ trong khi sinh. Do vậy, một trong những thủ tục cần làm đó là tiến hành tiêm vacxin cần thiết cho bé trong vòng 24 giờ để phòng ngừa các bệnh về máu, viêm gan B,…

Tuy nhiên, không ít trường hợp bé sơ sinh gặp phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng đối với các mũi tiêm này. Do đó, mẹ hãy cân nhắc theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn những loại vacxin cần thiết cho con.

Tiêm chủng đầy đủ cho bé
Tiêm chủng đầy đủ là điều mẹ cần nhớ kỹ khi chăm sóc em bé mới sinh

 

6. Có thể lùi thời điểm tra thuốc mắt cho bé

Ngay sau khi bé sơ sinh ra đời, nhiều bệnh viện yêu cầu nhỏ hoặc tra thuốc mỡ tetracycline hay erythromyci ngay sau sinh cho bé. Các loại thuốc này dùng để phòng ngừa các loại bệnh nhiễm trùng, đau mắt đỏ; viêm kết mạc do bệnh giang mai, lậu hoặc trùng roi gây ra cho bé.

Tuy nhiên, theo các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, nếu mẹ đã tiến hành khám và kiểm tra những bệnh lây truyền qua đường tình dục trong thời kỳ mang thai, thì có thể lựa chọn lùi thời điểm tra thuốc mỡ trong một giờ hoặc lâu hơn; hoặc có thể không tra thuốc cho con. Đây không phải là điều bắt buộc phải làm.

7. Đợi qua ngày mới tắm cho bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả
Không nên tắm ngay cho bé khi vừa mới sinh xong

Thông thường, một trong những thủ tục sau khi sinh là đưa bé đi tắm rửa sạch sẽ. Tuy nhiên, khi mới sinh da của bé rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị xước. Chưa kể, trên da bé lúc này vẫn còn chất bảo vệ từ nước ối của mẹ. Chất lỏng này có tính miễn dịch cao, tránh bé không bị nhiễm trùng, giữ ẩm cho da của bé.

Do vậy, mẹ không nên cho bé đi tắm ngay sau khi sinh mà hãy đợi sau 24 giờ mới tắm. Khi tắm cũng không được kỳ cọ quá kỹ hay quá mạnh, mà phải xoa vuốt thật nhẹ nhàng. Nhiệt độ của nước tắm cũng cần phải lưu ý để bé không bị nhiễm lạnh hay quá nóng.

>>> Xem thêm: Top 10 sữa tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất

8. Theo dõi bé có đi vệ sinh không

Trẻ sơ sinh nếu khỏe mạnh bình thường, sẽ đi tiểu tiện nhiều lần và đại tiện ít nhất 1 lần trong 24h đầu sau sinh. Đây gọi là quá trình bé thải phân su.

Thông thường, sau 6-8 tiếng bé sẽ “sản xuất” ra phân su. Nếu quá 24 tiếng không thấy bé đào thải phân su thì phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhập viện cấp cứu để có hướng xử lý kịp thời. Nếu để tắc phân su, khả năng tử vong sẽ rất lớn.

9. Đặt con ngủ đúng cách

Chăm sóc bé sơ sinh
Chăm sóc em bé mới sinh trong từng giấc ngủ

Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp. Thế nên không chỉ từ tư thế bồng bế mà khi đặt bé nằm, mẹ cũng phải chú ý sao cho đường thở không bị gập. Đồng thời mẹ cũng cần thường xuyên quan sát nhịp thở của bé để điều chỉnh tư thế nằm cho bé.

Hãy cho con nằm tư thế ngủ thoải mái, tốt nhất là nằm ngửa. Chuẩn bị hai gối nhỏ hai bên hoặc bé nằm trong vòng tay mẹ để tránh bị lật. Một tay mẹ có thể quàng qua bé, vỗ về để giúp bé được ngủ ngon giấc hơn và không bị giật mình.

Nếu kê gối dưới vai, hãy giữ cổ trẻ ở tư thế thẳng để tránh tổn thương đến đốt sống của bé sau này; tránh làm biến dạng cột sống từ khi còn quá nhỏ. Tốt nhất chỉ nên cho bé kê vai lên tấm khăn mềm gấp gọn để bảo vệ cột sống bé.

10. Giữ lại nhau thai

Hầu hết các bệnh viện đều không nhắc nhở người nhà bé giữ lại nhau thai. Tuy nhiên, thực tế máu nhau thai có chứa nhiều tế bào gốc gấp 10 lần so với máu cuống rốn thông thường. Những tế bào này có thể phục vụ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh di truyền, bệnh máu ác tính,… khi trẻ lớn lên. Do vậy, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc lưu trữ lại máu nhau thai.

 

Theo Khám phá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *