30 quy tắc dạy con bảo vệ cơ thể bố mẹ phải đọc ngay

Dạy con bảo vệ cơ thể không bao giờ là sớm, đặc biệt là ba mẹ có con gái. Đừng chủ quan để những sự việc đáng tiếc xảy ra mới ân hận khi số liệu tình trạng trẻ em bị xâm hại, lạm dụng được báo cáo trong phiên họp ngày 27/5/2020, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV ngày một tăng. Nếu ba mẹ thương con, phải nhớ thật kĩ 30 quy tắc dạy con bảo vệ cơ thể ở dưới đây.

 

Quy tắc 1: Không nhìn – ngó

Từ 2,5 – 3 tuổi trở lên khi con tự đi vệ sinh được, đưa ra nguyên tắc “KHÔNG NHÌN, NGÓ” con trong lúc đang đi vệ sinh để bé biết rằng đó cũng là một việc riêng tư cần được tôn trọng.

 

Nếu con đi nhẹ, bố mẹ có thể để giấy hoặc khăn lau gần chỗ con đi vệ sinh để con có thể tự làm. Lúc mới đầu con còn bỡ ngỡ chưa quen và hơi sợ sệt khi trong phòng vệ sinh 1 mình thì bố mẹ nên đứng bên ngoài cửa và dặn con trước: “Mẹ đứng ngay ngoài cửa, con yên tâm nhé, nếu con cần giúp đỡ thì chỉ cần gọi mẹ thôi”. Thế là vừa giảm sự căng thẳng cho con khi tự đi, vừa giúp con thoải mái “tận hưởng” hơn.

Quy tắc 2: Nên ngủ với ai?

Nếu bố mẹ đi công tác phải để con ở nhà ông bà thì dặn CON SẼ CHỈ ĐƯỢC NGỦ CÙNG BÀ; không ngủ cùng ông hoặc thành viên nam khác (như chú, cậu…), dù là người thân thuộc. Và hôm sau đón con, bố mẹ nên hỏi “Tối qua con ngủ như thế nào?…”.

 

dạy con bảo vệ cơ thể

Quy tắc 3: Tắm rửa – chuyện con làm được

Tầm 3 tuổi trở đi, VIỆC TẮM RỬA CON CÓ THỂ TỰ LÀM ĐƯỢC. Con thường không tự kì được phần lưng phía sau thì bố mẹ có thể mua loại bông kỳ lưng dạng dài rất mềm có bán ở các siêu thị để con tự làm dần. Ba mẹ có thể giám sát một cách khéo léo để vẫn đảm bảo an toàn mà bé vẫn có không gian riêng tư.

Quy tắc 4: Thay quần áo – Chỗ kín đáo

Khi tắm xong, bố mẹ dạy con về “CHỖ KÍN ĐÁO” để thay quần áo; không thay quần áo ở chỗ đông người, lộ thiên (như phòng khách, dù là người nhà đi chăng nữa). Đây là quy tắc quan trọng để dạy con bảo vệ cơ thể trẻ bị tránh xâm hại tình dục.

Quy tắc 5: Bộ phận kín – không chụp ảnh

KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP CHỤP ẢNH CÁC BỘ PHẬN KÍN của con.

Quy tắc 6: Không ngồi lòng tùy tiện

Nhắc nhở con gái KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC NGỒI TRONG LÒNG ai đó, kể cả chú/bác của mình; trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt khi con 3-4 tuổi trở lên.

 

dạy con bảo vệ cơ thể

Quy tắc 7: Xem ti-vi – Có kiểm soát

Cần có GIỚI HẠN VÀ KIỂM SOÁT CON XEM TIVI, hoặc tốt nhất nên hạn chế. Bởi con có thể xem được những cảnh nhạy cảm trên tivi khi cùng xem với người lớn.

Quy tắc 8: Việc vệ sinh – Phải kín đáo

KHÔNG ĐI VỆ SINH Ở NƠI CÓ THỂ DỄ DÀNG NHÌN THẤY CÁC BỘ PHẬN KÍN của con. Nhiều bố mẹ thường có thói quen con buồn tè là cho giải quyết ngay vỉa hè… Cách đó khiến con không ý thức được rằng việc đi tiểu tiện đúng nơi cũng là trân quý và giúp bảo vệ bản thân.

Quy tắc 9: Đọc sách giáo dục giới tính

Mua nhiều sách truyện cổ tích cho con thì cũng nên MUA NHIỀU SÁCH, TRUYỆN, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ CƠ THỂ NGƯỜI; GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ CÁCH BẢO VỆ BẢN THÂN. Không chỉ bố mẹ đọc mà còn định hướng, hướng dẫn cho con.

Quy tắc 10: Không xưng hô tùy tiện

KHÔNG ĐỂ BẤT KỲ NGƯỜI LỚN NÀO GỌI CON LÀ VỢ HOẶC CHỒNG. Trẻ con thường thích chơi trò giả đóng vai. Nhưng với cách gọi như này giữa người lớn – trẻ con thì không được và đôi khi lại tiềm ẩn những rủi ro.

Quy tắc 11: Tránh hở hang

Khi con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời; hoặc tập thể thao, dạy con tránh MẶC TRANG PHỤC HỞ HANG HOẶC DỄ LÀM LỘ CƠ THỂ. Lộ cơ thể cho nhiều người lạ mặt làm tăng nguy cơ nguy hiểm cho đứa trẻ của ba mẹ

Quy tắc 12: Lắng nghe để phát hiện kịp thời

TRÒ CHUYỆN VỚI CON MỖI NGÀY sau khi đi học về. Nếu con có sự khác biệt (ít nói hơn, rụt rè…) hãy cố gắng thấu hiểu để tìm ra nguyên nhân. Có nhiều đứa trẻ sợ hãi vì việc đã xảy ra nhưng lại giấu diếm ba mẹ. Tuy nhiên chỉ cần tinh ý và khéo léo, ba mẹ sẽ lắng nghe được vấn đề và xử lý nó một cách kịp thời.

Quy tắc 13: Ba mẹ giữ ý

Khi thay đồ bố mẹ cũng cần có nguyên tắc KHÔNG THAY ĐỒ TRƯỚC MẶT CON. Việc người lớn phô bày cơ thể một cách thoải mái trước mặt con cái khi nghĩ rằng con còn nhỏ và chưa hiểu điều gì là một sai lầm tai hại. Khi trẻ quen nhìn thân thể của ba mẹ, trẻ sẽ không đề phòng hoặc phản ứng việc một người lạ mặt khác đang có những hành động tương tự với chúng.

 

dạy con bảo vệ cơ thể

Quy tắc 14: DẠY CON NÓI KHÔNG

Đặt ra các tình huống và chơi trò chơi giả định, xem con sẽ phản ứng/trả lời như nào. Ví dụ: Đặt tình huống hôm nay con đi công viên, các bạn đang xếp hàng vào xem thì bạn nam phía sau giựt váy, con sẽ làm như thế nào?. Hôm nay cả nhà đi siêu thị, có một chú đứng gần con và đặt tay lên vai con, con sẽ làm gì nhỉ?….

Quy tắc 15: Không chê bai nhược điểm

Không CHÊ các nhược điểm cơ thể con, dù chỉ là câu nói đùa. Điều này sẽ khiến trẻ tự ti, khó cởi mở về sau.

Quy tắc 16: Kiểm soát nội dung đọc

Hiểu và KIỂM SOÁT NỘI DUNG CÁC CUỐN TRUYỆN định mua cho con. Bố mẹ có thể đọc qua để chắc chắn rằng không có từ ngữ hoặc hình ảnh nhạy cảm trong đó.

Quy tắc 17: Giáo dục hợp sức

Rủ CẢ GIA ĐÌNH VÀO CUỘC TRONG VIỆC NUÔI DẠY VÀ GIÁO DỤC CON. Cùng nhau chia sẻ các kiến thức, bài báo, cuốn sách về giáo dục, nuôi dạy con, không chỉ giữa vợ chồng mà với cả ông bà.

Quy tắc 18: Phản ứng mạnh mẽ

Nếu con đã nói KHÔNG mà ai đó vẫn có hành động “phạm quy” thì dạy con hét thật to, chạy ra chỗ khác, hoặc cắn. Hoặc nếu là bạn bè cùng lứa mà con nhắc bạn không nghe và còn tiếp tục thì hãy đẩy bạn ra.

 

dạy con bảo vệ cơ thể

Quy tắc 19: Không nhận

Dạy con KHÔNG HAM QUÀ, ĐÒI ĐỒ CHƠI, MÊ KẸO BÁNH, KHÔNG NHẬN BẤT CỨ THỨ GÌ NGƯỜI LẠ ĐƯA CHO (khi không có bố mẹ hoặc người thân ở đó).

Quy tắc 20: Hãy thổ lộ

Dạy con GỌI ĐÚNG TÊN CẢM XÚC như sợ, buồn, lo lắng… Điều này khá quan trọng vì khi trẻ biết diễn tả cảm xúc bằng tên gọi cụ thể sẽ giúp bố mẹ “phát hiện” ra nhiều điều sau đó.

Quy tắc 21: Gọi đúng tên bộ phận cơ thể

Vì nếu lỡ có sự vụ xảy ra, khi trình báo và lấy lời khai, việc nói không chính xác tên bộ phận cơ thể sẽ giúp “hung thủ” trốn tránh.

Quy tắc 22: Nhận diện cảm xúc bản thân

NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU KHÔNG AN TOÀN TỪ SỚM. Cơ thể con sẽ phát ra các tín hiệu để con biết khi nào đang trong tình trạng hoặc cảm xúc “không an toàn” để tránh xa hoặc lại gần người quen như: con thấy run, con thấy vã mồ hôi, tim đập nhanh….

Quy tắc 21: Đụng chạm tốt – Đụng chạm xấu

Đưa ra list các “ĐỤNG CHẠM TỐT – ĐỤNG CHẠM XẤU” và trao đổi với con thường xuyên. Ví dụ: Những cái thơm âu yếm của bố mẹ là TỐT. Nhưng nếu HÔN từ 1 người lạ là XẤU…Và cùng con trao đổi xem đụng chạm nào là xấu, đụng chạm nào là tốt bằng các câu hỏi “Theo con, có người sờ vào… thì là tốt hay xấu nhỉ? Ngoài ra khi con lên 5 tuổi, ba mẹ cũng chú ý tiết chế việc hôn hoặc những hành động âu yếm quá gần gũi, đặc biệt là ba và con gái.

 

Việc đụng chạm vào vùng nhạy cảm của con là điều tuyệt đối hạn chế, nhất là con gái. Khi con được 2 tuổi trở lên, hãy dạy con thêm về những vùng cấm kị; hoặc vùng nguy hiểm chỉ có mẹ mới được hỗ trợ, người khác không được chạm vào, kể cả người thân họ hàng. Ví dụ ngực, khu vực kín của con.

 

dạy con bảo vệ cơ thể

Quy tắc 24: Sự riêng tư cho con

KHÔNG POST ẢNH “HỞ” CỦA CON lên mạng xã hội, đặc biệt khi con đã trên 3 tuổi. Giữ an toàn trên facebook cũng là tăng sự an toàn ngoài đời thực.

Quy tắc 25: Chọn đồ lót

Chú ý CHỌN ĐỒ LÓT cho con. Tùy văn hóa mỗi nơi mà các bé gái nên mặc đồ lót từ 2 hay 3 tuổi trở lên. Khi mua đồ lót, chú ý chọn đồ cho phù hợp với vóc dáng của con. Với các bé gái từ 2-4 tuổi mà dáng người mảnh mai thì bố mẹ nên chọn dạng quần đùi cotton ngang sẽ vừa kín đáo, vừa đảm bảo thoáng mát.

Quy tắc 26: Quan sát dấu hiệu bất thường

Chú ý DẤU HIỆU SINH LÝ CỦA CON. Ngoài các dấu hiệu bất thường về mặt cảm xúc, bố mẹ nên để ý các hành động “lạ”, bất thường như: con hay đặt tay vào chỗ kín, con chơi các trò “người lớn” với búp bê, gấu bông…

Quy tắc 27: Chia sẻ để hiểu thêm

KHUYẾN KHÍCH CON CHIA SẺ BÍ MẬT VỚI BỐ MẸ. Để làm được điều đó, bố mẹ phải là người thường xuyên tương tác, trò chuyện, kiên nhẫn và thấu hiểu con.

Quy tắc 28: Không post ảnh hỏi han về chỗ kín của con

KHÔNG POST ẢNH HỎI HAN VỀ CHỖ KÍN của con lên mạng xã hội. Nếu có vấn đề gì về cơ thể, liên quan sức khỏe: 1. Đi bác sĩ; 2. Google tra cứu thông tin trên trang uy tín; 3. Mua sách tham khả; 4. Post hỏi dưới dạng text; 5. Hỏi ý kiến những người thân quen có kinh nghiệm.

Quy tắc 29: Lặp lại việc giáo dục và nhắc con

Sẽ có lúc con lỡ quên nên thi thoảng bố mẹ nói chuyện lại với con, nhắc lại con những điều lưu ý trên để “thuộc bài” thật kỹ thật sâu.

 

dạy con bảo vệ cơ thể

Quy tắc 30: Theo sát mốc phát triển của con

BỐ MẸ CẬP NHẬP THÔNG TIN THEO TỪNG MỐC PHÁT TRIỂN CỦA CON để có định hướng phù hợp. Ví dụ khi con bước vào tuổi teen thì phải dạy con các vấn đề lớn hơn như truy cập internet an toàn, chuyện về bao cao su…

 

Và cuối cùng, ba mẹ lưu ý thêm một điều, khi phát hiện ra một trẻ nào đó bị xâm hại, lạm dụng, hãy báo ngay cho gia đình hay cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lý thích hợp. Bởi ba mẹ bảo vệ một đứa trẻ không quen, thì ai đó cũng sẽ bảo vệ đứa trẻ yêu thương của ba mẹ.

 

 

Hi vọng với 30 quy tắc dạy con bảo vệ cơ thể trên sẽ giúp bố mẹ trang bị cho con những kỹ năng cũng như kiến thức vững vàng để con có thể đối phó với mọi tình huống trong cuộc sống. Chúc mẹ và con có một tuổi thơ an toàn và khỏe mạnh nhất nhé!
Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *