4 cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn cha mẹ cần phải biết

Hóc, nghẹn là một trong những tai nạn cực kì nguy hiểm ở trẻ. Và trong các trường hợp nặng, nếu người lớn không biết cách xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa. Vì thế nếu trẻ bị hóc, nghẹn và có biểu hiện tím tái, khó thở, cha mẹ tiến hành sơ cứu cho bé theo 4 bước dưới đây trước khi đưa con tới bênh viện nhé!

 

Lứa tuổi thường bị hóc nghẹn nhất chính là các bé trong độ tuổi từ 1-3. Rủi ro có thể đến từ bất cứ “sát thủ vô hình nào”: tiền xu, kẹp tóc, đinh bấm, cúc áo, miếng gioăng cao su, đậu, lạc, nho, thạch…Cha mẹ hãy học thuộc 4 cách sơ cứu dưới đây để sơ cứu nhanh cho bé nhé!

 

4 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu.

 

trẻ bị hóc nghẹn dị vật

 

Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con. Tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.

 

trẻ bị hóc nghẹn dị vật

 

Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé. Tiếp đó ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

 

trẻ bị hóc nghẹn dị vật

 

Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

 

trẻ bị hóc nghẹn dị vật

Lưu ý khi sơ cứu cho trẻ

– Nhớ dùng đủ lực đủ mạnh để vỗ vào lưng phía trên và ngực của trẻ để đạt được hiệu quả sơ cứu khi trẻ bị hóc nghẹn ở cổ họng.
– Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện kịp thời nhé!

Những biện pháp để phòng tránh trẻ bị hóc dị vật

– Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại không thật sự chú ý điều này. Cha mẹ nên cảnh giác, tránh để những đồ vật có kích thước nhỏ trong tầm với của trẻ. Cha mẹ cũng nên thận trọng khi chế biến, lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn. Đối với những loại thực phẩm dễ có nguy cơ khiến trẻ bị hóc thì tuyệt đối không để trẻ tự ý ăn. Muốn cho bé ăn cần phải có sự kiểm soát và chế biến hợp lý.
Một số thực phẩm điển hình mà trẻ dễ bị hóc: Nho, nho khô, nhãn; Các loại hạt (hạt điều, lạc rang, quả óc chó, hạt dẻ, hạt dưa, hạt hướng dương…); Các loại thực phẩm như xúc xích, kẹo cứng, bỏng ngô, cá, lươn…
– Khi chế biến đồ ăn cho con, cha mẹ nên cắt đồ ăn thật nhỏ. Điều này sẽ hạn chế sự nguy hiểm đối với trẻ. Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có nguy cơ cao bị hóc nghẹn. Ngoài ra, những thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, lươn thì cha mẹ cần chế biến cẩn thận.
– Tuyệt đối không được cho trẻ chạy, đùa nghịch hay nằm xuống trong khi ăn.
Theo Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *