4 lưu ý quan trọng giúp phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp ở trẻ khi giao mùa

Thời tiết giao mùa chuyển sang đông là môi trường lý tưởng cho các loại virus, siêu vi phát triển và tấn công con người. Các em bé với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ trở thành nạn nhân của các virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Mẹ cần nắm vững các kiến thức về dấu hiệu bệnh và cách phòng tránh để bảo vệ bé an toàn qua mùa đông này nhé!

Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ khi giao mùa

Virus hô hấp hợp bào (RSV)

 

  • Virus RSV được xem là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây ra bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ.
  • RSV xuất hiện và phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa, từ đông sang xuân, hoặc khi chuyển thời tiết từ xuân sang hè.
  • Virus này tấn công chủ yếu các trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 2 tuổi

Dấu hiệu:

  • Bé xuất hiện các cơn ho, mỗi lúc một ho nhiều
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ
  • Chảy nhiều nước mũi
  • Thở khò khè, có hiện tượng rút lõm lồng ngực
  • Đau tai, đau họng
  • Có dấu hiệu thiếu nước như khóc không ra nước mắt, da khô, đi tiểu ít
  • Mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc
  • Trường hợp nặng ở các bé sức đề kháng kém có thể bị suy thở nhanh đến ngừng thở

 

tre-nho-bi-cam-cum-600x400

Cúm mùa

  • Cúm là bệnh phổ biến và dễ lây, người lớn bị cúm khi giao mùa rất nhiều, nhưng đa số các triệu chứng đều nhẹ và có thể tự hồi phục sau vài ngày. Tuy nhiên cũng do các dấu hiệu cúm ở người lớn không biểu hiện manh, nên mọi người thường chủ quan, không vệ sinh kĩ tay chân hay đeo khẩu trang để phòng bệnh lây lan cho người khác.
  • Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh từ các sơ xuất của người lớn khi người mắc cúm trực tiếp chăm sóc bé hoặc tình cờ tiếp xúc ngoài đường.

Dấu hiệu:

  • Sốt cao trên 38 độ
  • Người ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Đau nhức cơ thể
  • Viêm kết mạc, ngứa mắt, đỏ mắt
  • Mệt mỏi, kém ăn
  • Kèm tiêu chảy

Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến mũi. Bệnh thường gặp vào mùa đông, thông thường trẻ mắc bệnh có thể tự hồi phục trong vòng 1 đến 3 tuần.

Dấu hiệu:

  • Có hiện tượng ho
  • Ngạt mũi, sổ mũi
  • Đau họng
  • Sốt nhẹ đến sốt cao tùy thể trạng

tre so mui

Điều trị khi trẻ nhiễm trùng hô hấp

Khi trẻ nhiễm trùng hô hấp, các mẹ cần lưu ý phương pháp điều trị chung như sau

  • Cho bé uống nhiều nước, nước lọc, nước trái cây, nước bù khoáng
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng dung dịch nước muối loãng dành cho trẻ nhỏ
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên
  • Kết hợp dùng thuốc hạ sốt ngay khi thân nhiệt của bé tăng cao quá 38,5 độ C
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, cho bé ở trong phòng kín gió
  • Mặc quần áo mềm thấm hút mồ hôi, nới bớt quần áo khi bé sốt cao
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân và đồ chơi của bé liên tục
  • Cho bé ăn các món mềm dễ nuốt như cháo loãng, súp, hoặc sữa thay thế nếu bé chán ăn
  • Đưa bé đến các cơ sở y tế khám ngay khi các dấu hiệu sốt không thuyên giảm sau 3 ngày

Cách phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa

Các cụ vẫn nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy các mẹ đang nuôi con nhỏ luôn phải chuẩn bị sẵn tâm thế trang bị cho con đầy đủ “áo giáp” để bé tự tin và khỏe mạnh bước qua giai đoạn giao mùa.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, uống nhiều nước

Không chỉ lúc bị ốm bé mới cần uống nhiều nước mà mẹ cần tập thói quen uống nhiều nước hàng ngày cho bé. Nước giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra bên ngoài, đồng thời còn giúp điều hòa cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón.
Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ vitamin và dinh dưỡng giúp bé tăng cường thể lực. Thông thường trẻ có xu hướng ăn đa dạng và phàm ăn có thể hấp thu các vitamin và khoáng chất thông qua dinh dưỡng thức ăn hàng ngày thì không cần bổ sung thêm vitamin. Tuy nhiên, một số trẻ biếng ăn, kém ăn hay có khả năng hấp thu dinh dưỡng kém thì mẹ cần chú ý cho bé uống thêm các loại vitamin bào chế dưới dạng siro. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho bé bổ sung vitamin và khoáng chất để tìm được loại vitamin phù hợp nhất với khả năng hấp thu của con mình.

Rửa tay, đồ chơi thường xuyên

Việc vệ sinh sạch sẽ có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể của bé. Ngoài hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn, sau khi ra ngoài, đi đại tiện… mẹ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ mọi đồ dùng của con, khử khuẩn cốc uống, thìa dĩa, khăn mặt, cho đến lau chùi đồ chơi… Cần đảm bảo tất cả những thứ bé tiếp xúc và chạm vào hàng ngày đều không chứa nguy cơ gây bệnh.

Desktop_Difference_Cold_Flu-Adult_Secondary01

Hạn chế ra ngoài, giữ ấm

Đối với các bé sơ sinh mẹ nên hạn chế đưa bé ra ngoài vào mùa đông vì hệ hô hấp của bé còn chưa hoàn thiện, dễ chịu tổn thương. Trong những trường hợp cần thiết phải ra khỏi nhà nên đưa bé di chuyển bằng phương tiện kín gió. Chú ý giữ ấm cho con ở các vị trí quan trọng như đỉnh đầu, gang bàn chân, bụng, ngực, đeo khẩu trang cho bé ở nơi công cộng.

Tiêm vacxin đầy đủ

2 năm đầu đời là thời điểm vô cùng quan trọng để bé hoàn thiện các mũi tiêm phòng bệnh. Tiêm vacxin đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, tạo hệ miễn dịch như lá chắn bảo vệ cơ thể, tránh xa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh gây di chứng đặc biệt ảnh hưởng đến trí não và thể chất.
Mặc dù vacxin không kháng bệnh được 100% nhưng trẻ tiêm vacxin ít nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc nếu bị nhiễm sẽ luôn ở thể nhẹ hơn so với các bé không tiêm phòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *