Những lưu ý vàng chăm sóc thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn thai nhi tăng trưởng nhanh nhất. Vì vậy, sự chăm sóc của mẹ trong giai đoạn này rất quan trọng. Những việc mẹ làm trong thời gian này vừa hỗ trợ cho sự phát triển vừa chuẩn bị cho sự chào đời của con một cách tốt nhất. Vậy làm sao để trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ bé cưng có thể phát triển tối đa và chào đời an toàn khỏe mạnh? Đừng bỏ lỡ những bí quyết chăm con sau đây mẹ nhé!

1/ Tầm quan trọng của việc chăm sóc tiền sản giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Về tổng quan, sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này gần như đã hoàn chỉnh. Mặc dù không thể thay đổi tình hình nếu có phát hiện những bất thường. Ví dụ như những vấn đề xuất hiện muộn ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não. Tuy nhiên mẹ có thể ứng phó bằng cách chọn nơi sinh, chọn cách sinh và lên kế hoạch chăm sóc bé sau này để giảm thiểu mức độ nguy hiểm.
Việc chăm sóc tiền sản giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng
Việc chăm sóc tiền sản giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng
Bên cạnh đó, việc thăm khám 3 tháng cuối thai kỳ thường xuyên cũng là cơ hội để mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường nguy hiểm. Trong số đó phải kể đến tiền sản giật, viêm nhiễm đường tiết niệu ….. Từ đó ba mẹ và bác sĩ sẽ cùng nhau đưa ra những phương án ứng phó kịp thời. Vậy nên mẹ không nên quên một buổi khám thai nào trong giai đoạn này mẹ nhé!

2/ Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho thai phát triển toàn diện nhất

Trong giai đoạn “nước rút” này, mẹ bầu nên cố gắng nạp khoảng 1950 calorie mỗi ngày. Mẹ cũng phải đảm bảo cơ thể tăng thêm từ cân cho tam cá nguyệt cuối cùng này. Tuy nhiên không nên tăng quá 6 – 7kg.
 
Ngoài việc tiếp tục duy trì một thực đơn cũ thì các bầu nên đặc biệt tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu a-xít béo, omega 3 và choline. Bởi trong giai đoạn này, bé đang phát triển về não và cần rất nhiều chất béo để hoàn tất quá trình này.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ngoài ra các thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, sữa,…. cũng cần được bổ sung thêm. Chúng có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. 

3/ Tập thể dục giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Lợi mẹ, lợi con!

Các bác sĩ vẫn thường khuyên các mẹ thưỡng xuyên tập thể dục khi mang thai, nhất là vào 3 tháng cuối. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát mức cân nặng. Hơn nữa thường xuyên vận động còn giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
Thường xuyên tập thể dục vừa lợi cho mẹ, tốt cho con
Thường xuyên tập thể dục vừa lợi cho mẹ, tốt cho con
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sản Khoa, dựa trên kết quả cho thấy những mẹ thường xuyên tập thể dục trong 3 tháng cuối sẽ có ít bị béo phì sau khi sinh. Hơn nữa những bài tập thể dục cũng giúp tăng khả năng hấp thụ chất béo của thai nhi.

4/ Học cách thở đúng

Tại sao nói thở đúng cách là “liều thuốc” giảm đau cho mẹ ? Thở đúng trong giai đoạn vượt cạn giúp tăng cường lượng ô-xy cho mẹ và bé. Việc này giúp giảm thiểu tối đa việc mẹ bị kiệt sức trong thời gian sinh. Vậy nên việc học thở đúng cách là một trong những bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình chào đời của bé. 

5/ Tư thế nằm ngủ trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi trong bụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tư thế nằm chuẩn nhất cho mẹ là nằm nghiêng về phía bên trái, chân phải co lại, chân trái duỗi thẳng. 

Tư thế nằm ngủ trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
                                                                Lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối

Ngoài ra, mẹ cần tránh những tư thế nằm ngủ không tốt như nằm sấp, nằm ngửa hoặc nghiêng về bên phải quá nhiều. Để cảm thấy thoải mái hơn, hãy sử dụng gối dành cho bà bầu, massage cơ thể nhẹ nhàng. Đồng thời mẹ nên mặc đồ ngủ rộng rãi trước khi đi ngủ.

Trên đây là 5 lưu ý vàng mà BiBo Mart tổng hợp được. Hy vọng với những lưu ý trên sẽ giúp mẹ bầu phần nào trong việc chăm sóc sức khoẻ sau sinh. Chúc các mẹ có một hành trình mang thai an toàn và khoẻ mạnh. Chúc các mẹ sớm “mẹ tròn con vuông”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *