4 sai lầm khi cho con bú mà mẹ cần loại bỏ càng sớm càng tốt

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Sữa mẹ mang lại các chất dinh dưỡng thiết yếu, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt nó gắn kết tình mẫu tử giữa mẹ và bé. Tuy nhiên một số mẹ thường cho bé bú theo cảm tính nên hay mắc các lỗi sai không đáng có. Vì vậy chuyên gia Bibo Care xin tổng hợp và chia sẻ một số sai lầm khi cho con bú mà mẹ bỉm cần tránh!

1. Bỏ qua sữa non

Sữa non là phần sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Loại sữa này có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein và chất béo có lợi. Đó là nguồn dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh trong những ngày đầu đời. Không chỉ vậy, trong sữa non còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật.
Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Vì vậy dù mẹ có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì nhất định vẫn phải cho bé được bú sữa non. Một trong số những sai lầm khi cho con bú là bỏ qua sữa non và thay thế sữa bột trong tháng đầu đời của con.
sai lầm khi cho bé bú

2. Chỉ tập trung bú một bên

Sữa mẹ đều có ở cả hai bên ngực. Nếu chỉ cho trẻ bú một bên, bên còn lại sẽ dần dần mất sữa. Kích thước hai bên bầu ngực cũng sẽ chênh lệch rõ ràng.
Khi chỉ được bú một bên, bé cũng sẽ quen với nó nên rất khó để mẹ chuyển cho bé sang bên còn lại. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là mẹ cố gắng luân phiên cho bé bú ở cả hai bên ngực.

Tương tự với khi dùng máy hút sữa, mẹ cũng nên hút đều cả hai bên bầu ngực. Điều này sẽ giúp hai bên ngực phát triển đều, đầy đặn. Các ống dẫn sữa cũng được thông hút, không còn hiện tượng tắc tia sữa.

3. Cho trẻ bú sau khi tập thể dục xong

Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic. Sữa mẹ có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh. Nếu có tập thể dục thì mẹ cũng nên nghỉ ngơi một lúc rồi mới cho con ăn.
Mới vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú). Sau đó mẹ chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú, lúc này lượng axit lactic đã giảm xuống đáng kể.

4. Cho trẻ bú khi đang tức giận

Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận. Tâm trạng cáu giận có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm. Từ đó một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao. Những căng thẳng thần kinh này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa.
Sau khi mẹ tức giận, trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố là cortisol. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng. Điều này làm cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt. Từ đó chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *