Tất tần tật các xét nghiệm khi mang thai vô cùng quan trọng mẹ cần nhớ

Việc khám thai theo đúng lịch trình của bác sĩ là để bảo đảm quản lý thai an toàn đến lúc sinh và tránh được những biến chứng nặng nề. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua các xét nghiệm khi mang thai rất quan trọng dưới đây. Chuyên gia Bibo Care sẽ gửi đến mẹ những thông tin bổ ích trong bài viết sau!

Mẹ cần tiến hành các xét nghiệm khi mang thai
Có 4 xét nghiệm quan trọng mà mẹ cần tiến hành trong thời gian mang thai

1. Đo độ mờ da gáy

Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, tức là làm vào quý 1 của thai kỳ. Kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test, xét nghiệm này dùng để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ.
Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1%. Còn trong trường hợp ≥ 6.5 mm, bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.
Trong trường hợp độ mờ da gáy >3mm thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần lễ 15 tới 22), các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol). Xét nghiệm này được thực hiện để xác định nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18 và các khiếm khuyết ống thần kinh.
Với kết quả 1/200 thì nguy cơ trisomy 21 là 60% nếu mẹ dưới 35 tuổi; và 75% nếu mẹ trên 35 tuổi. Với kết quả 1/100, nguy cơ thai nhi bị trisomy 18 cao gấp 99-100 so với thai nhi có kết quả thấp hơn. Nhưng không phải các trường hợp nguy cơ cao đều là thai nhi bất thường.

2. Triple test

Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Loại xét nghiệm sàng lọc này sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì nó cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.
Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó.
Ngoài kết quả xét nghiệm máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng; chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ…

3. Siêu âm 3D và 4D

Siêu âm 3D, 4D thường được khuyến khích thực hiện ở 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ; bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với hình ảnh siêu âm rõ nét, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi. Từ đó kịp thời đưa ra những cách xử trí hợp lý.
Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm sau:

3.1. Thai 12 tuần:

Đo độ mờ da gáy và tính nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm của Fetal Medicine Foundation – London. 75% trẻ Down sẽ có da gáy dày. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ mắc hội chứng Down. Đây là phương pháp giúp tầm soát hội chứng Down hiệu quả nhất hiện nay.

3.2. Thai 22 tuần:

Đây là thời điểm lý tưởng để khảo sát hình thái học thai nhi do nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy được các cấu trúc. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn. Nếu thai có dị tật nặng phải chấm dứt thai kỳ thì có thể cho sản phụ sinh non.

3.3. Thai 32 tuần:

Siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa… Siêu âm màu chính là siêu âm đen trắng. Tuy nhiên có thể thấy những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch sẽ được hiển thị màu. Quy ước màu đỏ khi dòng máu hướng về đầu dò siêu âm và màu xanh khi dòng máu rời xa đầu dò siêu âm.

4. Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết cũng là một trong các xét nghiệm khi mang thai khá quan trọng. Mỗi lần khám thai, sản phụ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu. Tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu như lúc đầu hoặc lúc cuối.
Nếu trong nước tiểu xuất hiện albuminm, mẹ có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính, thai phụ có khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh; nứt đốt sống; dị tật về tim thận; thai sẽ lớn (hơn 4,2 kg) gây đẻ khó; trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản.
Theo Khám phá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *