5 sai lầm khi nấu cháo ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé mà mẹ cần biết

Nhiều mẹ thắc mắc, tại sao đã tìm hiểu kỹ công thức và nguyên liệu nấu cháo cho con đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng bé vẫn còi cọc, không tăng cân. Nguyên nhân là do mẹ đang nấu cháo sai cách, ảnh hưởng đến chất lượng, dinh dưỡng khiến bé ăn mãi không chịu lớn. Dưới đây là 5 sai lầm khi nấu cháo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Mẹ hãy xem mình có đang mắc phải những trường hợp sau không nhé!

1. Dùng nước hầm xương nấu cháo

 

sai lầm khi nấu cháo
Dùng nước hầm xương nấu cháo không giúp bé hấp thu được hết dinh dưỡng.

Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con thế nhưng bé vẫn gầy gò, ốm yếu. Đây là một trong những sai lầm khi nấu cháo mà mẹ nào cũng mắc phải. Vì nước xương chỉ có mang vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy nên cho trẻ ăn cả xác xương, thịt lẫn nước để đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

2. Không cho dầu ăn vào cháo của bé

 

sai lầm khi nấu cháo
Dầu ăn cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể của trẻ.

Dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng cho trẻ mà còn giúp quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể giúp bé yêu khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng nếu sử dụng dầu ăn cho bé trong chế biến thức ăn sẽ khiến bé béo phì hoặc tăng cân nhanh. Tuy nhiên, sử dụng dầu ăn trong nấu cháo cũng là một cách bổ sung chất béo bão hòa đảm bảo hấp thu đầy đủ nguồn dưỡng chất cho trẻ.

 

Xem thêm: Có thể mẹ chưa biết: Bé cần chất béo hơn người lớn

3. Nấu cháo cho bé ăn cả ngày

 

sai lầm khi nấu cháo
Dinh dưỡng trong cháo sẽ bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản.

Do bận rộn với công việc và không có thời gian để chăm bé nên nhiều mẹ nấu sẵn cháo cho trẻ ăn cả ngày. Nhưng mẹ không để ý rằng dinh dưỡng sẽ bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu.

 

Thịt có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 3 tiếng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Chính vì vậy cháo sau khi được bảo quản lạnh cần được hâm nóng lại trước khi ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn. Hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Đồng thời vẫn giữ được các chất vitamin có trong cháo.

4. Sử dụng ngũ cốc để nấu cháo từ sớm

 

sai lầm khi nấu cháo
Ngũ cốc rất khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Với trẻ dưới 1 tuổi được khuyến khích không nên sử dụng nhiều ngũ cốc, đặc biệt khi kết hợp với cháo. Vì ngũ cốc rất khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của con. Nếu như các mẹ nấu cùng cháo, con sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, đi phân sống, tiêu chảy. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn ngũ cốc nấu nhừ khi con ngoài 1 tuổi. Do đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên hãy cho con ăn ngũ cốc một cách khoa học.

5. Nêm nhiều mắm muối vào nồi cháo

 

Nêm gia vị vào cháo sẽ làm thận hoạt động quá tải, gây rối loạn đến chức năng tim.

Việc thêm các gia vị vào cháo sẽ kích thích vị giác và khiến bé ăn ngon miệng hơn. Thế nhưng có một điểu đáng e ngại đó là lúc này thận của bé đang rất còn yếu, không thể chịu được lượng muối vào cơ thể thường xuyên. Khi thận bị quá tải vì muối sẽ gây ra rối loạn chức năng tim rất nguy hiểm. Ngoài ra còn khiến trẻ dễ bị rối loạn vị giác dẫn đến biếng ăn. Để đảm sức khỏe cho bé, các mẹ nên sử dụng các gia vị làm ngọt tự nhiên từ rau củ quả như cà rốt, su hào, củ cải, thịt, cá. Tuyệt đối không nêm muối, bột ngọt, đường cho con khi mới bắt đầu ăn dặm nhé!

 

Xem thêm: Những lỗi mẹ hay mắc phải khi nêm muối vào cháo, bột của trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *