6 "cấm kỵ" mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn rau

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bé khi bé đến tuổi ăn dặm. Chúng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu. Tuy nhiên, do một số sai lầm của mẹ khi chế biến món rau mà vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng. Vì thế, mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để tránh mắc phải khi cho bé ăn rau nhé!

 

Nấu rau với nồi đồng

Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyến cáo nên sử dụng đồ dùng bằng nhôm hoặc sắt tránh nồi đồng khi nấu bữa ăn cho trẻ. Nhiều mẹ nấu rau  muốn chúng mềm nên khi rau đã chín, không lấy rau ra khỏi nồi. Thay vào đó, đậy nắp vung lại để một lúc cho đến khi rau mềm. Đây cách làm mềm rau củ phản khoa học, không những làm rau củ mất đi chất dinh dưỡng còn nhiễm đồng.

Chỉ ăn các loại củ, không ăn rau lá

bé ăn rau
Các loại củ quả không cung cấp nhiều vitamin C và muối vô cơ như rau lá xanh.
Khi con không chịu ăn rau lá, nhiều mẹ cho bé ăn củ để thay thế. Tuy nhiên, khoai tây, măng, , cà chua, dưa chuột, đậu xanh, dưa… đều họ hàng với rau nhưng chứa ít chất khoáng hơn rau lá. Ngoài ra, các loại củ quả không cung cấp nhiều vitamin C muối như rau xanh. Các mẹ cần đa dạng món ăn trong việc cho trẻ ăn rau xanh. Mẹ không nên chiều theo khẩu vị của trẻ hoặc để con bỏ lỡ cơ hội hấp thu những dưỡng chất cần thiết.

Cho con ăn các loại đậu quá sớm

bé ăn rau
Người lớn không nên cho trẻ dưới 7 tháng tuổi ăn các loại đậu quá sớm
Các loại đậu vừa bắt mắt lại vừa có hương vị thơm ngon. Trẻ có thể rất thích các món ăn được làm từ đậu. Tuy nhiên, các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu hà lan đều có hàm lượng protein rất cao. Các chuyên gia y tế cho biết, người lớn không nên cho trẻ ăn các loại đậu quá sớm. Đặc biệt là trẻ dưới 7 tháng tuổi. Vì có thể trẻ sẽ bị dị ứng với các loại protein có trong đậu.

 

Bắp cải ăn bỏ lõi quá nhiều

Vì lõi bắp cải rất nhỏ nên nhiều bà mẹ chỉ cho con ăn phần lá bên ngoài. Tuy nhiên, các vitamin và nguyên tố vi lượng (vitamin C, PP, magie, axit folic) phân phối không đều trong cây bắp cải. Trong khi đó, lõi bắp cải giàu chất xơ, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giúp con thấy no hơn mà không cần nạp thêm calo.
Ngoài ra, lõi bắp cải còn chứa các chất có ích cho quá trình trao đổi chất. Đó là lí do vì sao nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên cho các bé thừa cân hay béo phì ăn các món ăn từ lõi bắp cải vào các bữa trưa và bữa tối.

Thời gian sơ chế rau không nên cách thời gian nấu quá dài

 

bé ăn rau
Để rau lâu ở bên ngoài sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng khi chế biến
Khi các mẹ mua rau về sơ chế, rửa sạch và để trong thời gian lâu mới nấu thì rau không còn tươi nữa. Đồng thời rau sẽ mất đi một số chất dinh dưỡng. Do đó, với những bà mẹ bận rộn, nên mua rau xanh về làm sạch và cấp đông trong tủ. Hoặc ăn bữa nào thì dùng luôn rau tươi trong bữa đó. Như thế vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.

Chỉ sử dụng nước rau

 

bé ăn rau
Nước hầm xương và rau củ thực chất không bổ sung nhiều dưỡng chất như các mẹ vẫn thường nghĩ.
Trong suy nghĩ của các mẹ, nước hầm xương, nước luộc thịt hay nước rau củ đều chứa nhiều chất bổ dưỡng. Vì thế, nhiều mẹ có thói quen hầm xương với rau củ để lấy nước nấu cháo cho con. Tuy nhiên, protein có trông thịt, tôm, cá chỉ có ở phần thịt, không hòa tan trong nước. Và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Cho nên, để đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng, mẹ hãy cho bé ăn luôn cả phần cái của rau củ. Mẹ có thể chế biến bằng cách thái nhỏ, băm nhuyễn hoặc nấu mềm để bé dễ ăn hơn.

 

 

Bên cạnh việc cho bé ăn rau đúng cách, mẹ nên bổ sung thêm cho bé thực phẩm dinh dưỡng khác như sữa, sữa chua, phô mai, bánh, nước hoa quả để đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết cho con. Mẹ có thể mua các thực phẩm bổ dưỡng trên tại Bibo Mart với giá tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *