6 điều mẹ cần "nằm lòng" ngay khi em bé chào đời

cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Làm mẹ là công việc chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng. Nhất là đối với những người mới được lên chức sau khi em bé chào đời. Để chăm sóc con khỏe mạnh và mau lớn, mẹ cần lưu ý một vài biểu hiện của con để không bối rối khi lần đầu chăm trẻ. Dưới đây là 6 điều mẹ nên ghi nhớ.

 

1. Tiếng khóc đầu tiên

Lúc còn trong bụng mẹ, phổi của bé không thể hoạt động. Sau khi chào đời, tiếp xúc với không khí, phổi và nội tạng của bé mới bắt đầu hoạt động theo vòng tuần hoàn. Khi không khí tràn đầy túi phổi của bé, nó sẽ căng và thúc bé khóc tiếng khóc đầu tiên trong đời.

 

bé chào đời
Khi không khí tràn đầy túi phổi của bé, nó sẽ căng và thúc bé khóc tiếng khóc đầu tiên trong đời.

 

2. Lần đầu tiên bú mẹ (30 phút sau khi sinh)

Sau 30 phút chào đời, bé đã có thể bú mẹ. Trong hai ngày đầu tiên kể từ khi sinh con, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ đạt mức cao nhất. Bên cạnh đó sữa mẹ cũng chứa nhiều kháng thể, có lợi cho hệ miễn dịch của bé.

3. Tiêm vacxin phòng bệnh (24 giờ sau khi sinh)

Trong 24 giờ đầu tiên bé chào đời, mẹ phải cho bé tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan A. 1 tháng sau tiêm nhắc lại mũi thứ hai và tiêm mũi cuối vào 6 tháng sau. Ngoài ra còn có vacxin phòng bệnh lao phải tiêm trong vòng 24 – 72 tiếng sau khi sinh.

4. Lần thải phân đầu tiên (24 giờ sau khi sinh)

 

bé chào đời
Ruột non của trẻ sơ sinh thường xuyên nhúc nhích, nhằm đào thải phân và các chất thừa trong bụng bé ra ngoài.

 

Ruột non của trẻ sơ sinh thường xuyên nhúc nhích, nhằm đào thải phân và các chất thừa trong bụng bé ra ngoài. Phân sẽ được thải hết trong 24 giờ đầu tiên bé chào đời. Sau 2-3 ngày sẽ bước sang giai đoạn quá độ, phân có màu lục sẫm, mềm và có thể chứa dịch nhờn.

 

Xem thêm: 6 dấu hiệu lạ nhưng không đáng lo ở trẻ sơ sinh

 

5. Trẻ mới sinh thường nhẹ cân

Trước khi ra đời, bé được bao bọc trong lớp nước ối của mẹ. Sau khi chào đời, bé cần được đặt trong môi trường khô ráo thoáng khí để lượng nước thừa dính trên người bay hết. Ngoài ra, phân thừa trong cơ thể trẻ sơ sinh cũng được thải ra. Vì vậy, vài ngày đầu tiên, cân nặng của bé sẽ có dấu hiệu giảm. Từ ngày thứ 3 – 5, bé sẽ khôi phục trọng lượng như bình thường.

 

6. Rụng cuống rốn

bé chào đời
Cuống rốn của bé sẽ rụng hoàn toàn từ 7 – 14 ngày sau khi sinh

 

Cuống rốn của bé sẽ rụng hoàn toàn từ 7 – 14 ngày sau khi sinh, nếu sớm sẽ trong khoảng 3-4 ngày. Trước khi bé rụng cuống rốn, để tránh các bệnh viêm nhiễm, sản phụ cần chú ý giữ rốn của bé khô ráo sạch sẽ. Mỗi khi tắm xong nên lau khô, xoa rượu để tiêu độc.

 

 

Trên đây là một số điều mẹ cần nằm lòng ngay khi bé chào đời. Điều này sẽ giúp mẹ tự tin hơn khi chăm sóc con mà không phải hoang mang hay bối rối khi gặp những biểu hiện trên của trẻ.

 

Theo Emdep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *