Để tập cho bé ăn dặm nhàn tênh, mẹ hãy tuân theo 6 nguyên tắc sau

Đến một giai đoạn nhất định, bé nhà bạn sẽ bắt đầu thấy hứng thú với các loại đồ ăn khác ngoài sữa mẹ. Đó có thể là một dấu hiệu nhỏ cho thấy con đang dần bước vào tuổi ăn dặm. Thế nhưng bắt đầu tập cho bé ăn dặm như thế nào thì không phải bà mẹ nào cũng biết cách. Trong bài viết sau, Bibo Mart sẽ đưa cho mẹ 6 nguyên tắc bất di bất dịch khi tập cho bé ăn dặm. Mẹ hãy đón đọc ngay!

1. Tìm hiểu rõ về các dấu hiệu bé muốn ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn chuyển đổi dần dần chế độ ăn của bé. Mặc dù các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị về thời điểm ăn dặm an toàn là khi bé đã được khoảng 4-7 tháng; song mẹ vẫn nên giới thiệu thức ăn thô cho bé vào khoảng lúc bé 6 tháng tuổi. Đây là lúc cả cơ thể lẫn tinh thần của bé đều đã ổn định để tiếp nhận thực phẩm bổ sung ngoài sữa mẹ.
Sự tò mò, đòi hỏi nếm thử thức ăn của bố mẹ chỉ là một dấu hiệu nhỏ cho thấy bé muốn ăn dặm. Trước khi tập ăn dặm, bé nhà bạn đã phải tự ngồi được; lưỡi linh hoạt để giữ đồ ăn và có thể tự cầm thức ăn. Nếu bé đã có đủ 4 yếu tố này thì có vẻ như bé đã sẵn sàng bắt đầu hành trình rồi đấy!

>>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu cho mẹ biết con muốn ăn dặm

 

Tập cho bé ăn dặm
Cần nhận biết các dấu hiệu cho thấy bé đã hứng thú với việc ăn dặm (Ảnh minh họa)

2. Tìm hiểu loại thức ăn phù hợp khi mới tập ăn dặm cho bé

Để tìm loại thức ăn phù hợp, trước hết mẹ cần xác định được phương pháp ăn dặm mà mình sẽ thực hiện cho bé là gì. Mỗi phương pháp; mỗi cách ăn khác nhau có thể ảnh hưởng tới cách lựa chọn và chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên nhìn chung, thực phẩm ăn dặm cho bé cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất để bé phát triển toàn diện. Mẹ nên tuân thủ một số nguyên tắc ăn dặm đơn giản như: từ ngọt đến mặn; từ loãng đến đặc; từ mịn đến thô. Thực đơn ăn dặm nên đa dạng hóa, đổi mới hàng tuần để tránh làm bé bị ngán. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung nhiều rau củ quả cho bé ăn để đảm bảo nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu.

3. Những loại thức ăn nên tránh trong thời kì này

tập cho bé ăn dặm
Có nhiều loại thực phẩm mà bé tập ăn dặm chưa thể tiêu hóa
  • Trong thời kì chuyển giao này, mẹ thường được khuyên nên tránh cho con ăn mật ong. Mật ong có thể chứa bào tử gây ngộ độc tiềm ẩn; trong khi đó hệ miễn dịch của bé còn quá non yếu sẽ không đề kháng được.
  • Một số loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ mắt to,… có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao hơn một số loại hải sản khác; thế nên mẹ đừng vội cho bé ăn khi con mới tập ăn dặm. Một số loại thực phẩm như cua, ốc,… có tính hàn, cho bé ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu.
  • Cũng đừng để bé ăn những loại hạt; hoặc bất cứ loại đồ ăn hình tròn, cứng vì có thể gây hóc hoặc nghẹn. Tuy vậy, những loại hạt lại rất giàu dinh dưỡng; thế nên mẹ có thể cho con ăn dưới dạng bột hạt nghiền mịn.
  • Mẹ cần chú ý không cho con ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đạm, béo quá cao như trứng, thịt,… Các loại thực phẩm này nếu lạm dụng sẽ làm con chướng bụng, khó tiêu.
  • Bé dưới 1 tuổi nếu tập ăn dặm thì nên hạn chế ăn các loại gia vị như nước mắm, hạt nêm,…

4. Để bé được thử đa dạng nhiều món ăn

tập ăn dặm cho bé
Hãy để bé được tự do trong việc ăn uống
Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn từ khi còn nhỏ giúp hình thành nên những thói quen ăn uống lành mạnh; đồng thời tránh được chứng kén ăn. Mẹ có thể cho con thử tất cả các loại thực phẩm để con sớm nhận ra được đồ ăn yêu thích của mình. Mẹ cũng nên ghi nhớ rằng nên tập cho bé từ từ từng loại một để có thể kiểm soát được bất kì dị ứng hay vấn đề về tiêu hóa nào.

5. Kết hợp thức ăn dặm với sữa một cách hợp lý

Trong giai đoạn chuyển đổi, mẹ không nên cắt sữa mẹ hay sữa bột hoàn toàn khỏi chế độ ăn của bé một cách đột ngột. Trong những tháng đầu tập ăn, mẹ vẫn nên bổ sung vào những bữa ăn dặm của con với sữa mẹ hoặc sữa bột.
Tuy nhiên, cần cân đối lại tỉ lện giữa lượng sữa bột và sữa mẹ cho bé bé. Tỉ lệ sữa bột nên tăng lên dần khi bé lớn hơn và hệ tiêu hóa phát triển hơn. Thông thường, trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể uống từ 500 đến 750 ml sữa mỗi ngày; bên cạnh đó là các bữa ăn dặm.

6. Chuyển đổi từ sữa bột sang sữa tươi

Mẹ không nên vội cho bé uống sữa tươi trong 1 năm đầu đời. Bởi vì sữa bò là loại sữa khó tiêu; có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa lẫn bài tiết còn non yếu của bé. Nhưng ngay khi bé được 1 tuổi và đã có một chế độ ăn cân bằng thì mẹ bắt đầu có thể cho con uống sữa bò.
Quá trình thay đổi cần được diễn ra một cách từ từ. Mẹ nên nhớ nằm lòng những điều sau:
  • Bé sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để làm quen với sữa bò bởi sữa bột ngọt hơn.
  • Có thể trộn chung một chút sữa bột để bé cảm nhận được mùi vị quen thuộc.
  • Mẹ cũng nên làm ấm sữa tươi trước khi cho bé uống.
  • Khi tập cho bé uống sữa tươi, vẫn phải đảm bảo rằng bé có 1 chế độ ăn dặm cân bằng.
  • Cuối cùng, đừng quên cho bé uống cả sữa nguyên kem; bởi vì trẻ ở độ tuổi này vẫn cần nhiều chất béo hơn.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *