6 sai lầm "kinh điển" của mẹ khi chăm con ốm

Khi trẻ ốm, mẹ thường rất lo lắng và thường mắc một vài sai lầm mà bản thân không biết.

Mẹ chăm sóc con ốm chắc chắn mắc 1 trong 6 sai lầm sau

Đối với trẻ nhỏ khi mà sức đề kháng còn yếu thì việc thường xuyên ốm không phải mới lạ gì. Lúc này mẹ lo sốt sắng chạy chữa, nào là thuốc, nào là cố gắng cho con ăn thật nhiều. Nhưng lúc này mẹ không nhận ra rằng, đó chính là sai lầm khi chăm sóc con ốm.

1. Lạm dụng paracetamol

Mẹ chăm sóc con ốm chắc chắn mắc 1 trong 6 sai lầm sau

Vì có công dụng giảm sốt nhanh nên ngày nay mọi người thường lệ thuộc quá nhiều vào nó, hễ sốt là sẽ cho dùng paracetamol. Chính vì sự lạm dụng thuốc này mà tình trạng ngộ độc ngày càng tăng. Có nhiều cuộc tư vấn giữa mẹ và bác sỹ cũng làm bác sỹ tá hỏa vì việc sử dụng thuốc linh hoạt của bố mẹ. Vì để cho trẻ uống thuốc mà mẹ có thể nói rằng đó là nước ngọt, là siro … Để khi thuốc trong tầm tay trẻ vô tư uống mà không hề sợ sệt gì. Điều này vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ, vì chúng chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc tùy tiện uống thuốc. Nhỡ đâu khi không có bố mẹ ở nhà muốn ăn kẹo và nhớ ra rằng mẹ nói paracetamol là kẹo, có thể uống được. Khi không bệnh mà uống thuốc, đặc biệt uống quá liều thì rất có thể phải đi cấp cứu. Chính vì vậy, bố mẹ không nên lạm dụng thuốc này và đặc biệt không dụ trẻ uống thuốc bằng cách nói thuốc là kẹo hay siro. Để an toàn cho sức khỏe của bé, tốt nhất bố mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn dùng thuốc của bác sỹ chứ không tự ý cho con uống thuốc sốt khi thấy có dấu hiệu sốt.

2. Tự ý xông mũi họng tại nhà cho trẻ

Mẹ chăm sóc con ốm chắc chắn mắc 1 trong 6 sai lầm sau

Có nhiều bố mẹ thấy con ngạt mũi hoặc con có tiền án về bệnh liên quan đến mũi họng ngay lập tức sẽ nghĩ đến việc xông mũi cho trẻ. Nhưng PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) đã cảng báo “tuyệt đối” không được tự ý xông mũi họng tại nhà cho trẻ vì thuốc qua máy xông nhìn như đơn giản nhưng lại có rất nhiều tác hại. Tại Khoa Nhi đã từng chữa trị cho 2 bé vì tự xông mũi họng tại nhà, tình hình rất nguy hiểm.

Hơn thế nữa, mỗi lần xông xong sẽ phải bỏ bộ xông đó ngay. Vì nếu dùng lại thì rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh ngay trong ống xông hơi. Một điều quan trọng nữa là chi phí cho mỗi lần xông hơi tại nhà không phải rẻ gì, khá tốn kém là đằng khác.

Nếu trẻ không mắc bệnh nặng thì không nên dùng xông mũi, chỉ nên dùng thuốc xịt cho an toàn mà vẫn hiệu quả. Máy xông mũi chỉ nên dùng ở bệnh viện với những bé ở tình trạng bệnh nặng. Và thuốc xông hiện nay cũng chỉ để chữa hen xuyễn hoặc viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ em mà thôi.

PGS Dũng cũng góp ý cho việc hạn chế mắc bệnh về đường hô hấp cho trẻ bằng cách tạo môi trường sống thân thiện hơn, thoáng khí hơn, ít ô nhiễm hơn, đặc biệt nơi có khói thuốc lá rất dễ khiến trẻ mắc bệnh về đường hô hấp. Nếu môi trường sống của bé được cải thiện không những nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp giảm mà hệ miễn dịch của bé cũng được nâng cao. Nhưng mẹ không được quên tiêm phòng đầy đủ cho bé đó.

3. Cho trẻ uống thuốc người lớn

Mẹ chăm sóc con ốm chắc chắn mắc 1 trong 6 sai lầm sau

Cho trẻ uống thuốc người lớn tức là việc bố mẹ tự ý cho trẻ uống thuốc theo liều lượng của người lớn. Có thể loại thuốc đó trị bệnh đó là hoàn toàn đúng nhưng khi kê đơn thì đó lại là liều lượng cho người trưởng thành, còn bé thì cơ thể còn nhỏ, liều lượng sẽ khác. Hơn thế nữa, khi con ốm uống thuốc xong lại nôn ra, mẹ sợ con nôn hết thuốc nên vội vàng lấy tiếp thuốc cho con uống. Cứ như vậy khiến trẻ bị quá liều dẫn đến co giật, cứng người … Khi cấp cứu bác sỹ hỏi lý do bé bị vậy, bác sỹ dở khóc dở cười với những trường hợp như vậy.

Từ đó, bố mẹ bé nên rút kinh nghiệm hơn trong việc cho trẻ uống thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch uống thuốc và liều lượng thuốc cho từng lần của trẻ, không được tự ý cho trẻ uống thuốc tránh tình trạng không đáng có như trên xảy ra.

4. Chia nhỏ gói oresol

Mẹ chăm sóc con ốm chắc chắn mắc 1 trong 6 sai lầm sau

Một sai lầm thường thấy khi bố mẹ chăm sóc trẻ ốm là việc chia nhỏ gói oresol thành nhiêu lần uống khác nhau. Điều này cứ ngỡ như sẽ không bao giờ xảy ra. Vậy mà nó lại thường xuyên xảy ra bởi sự sáng tạo trong dùng thuốc của bố mẹ. Với liều lượng đúng là 1 gói oresol pha cùng 200ml nước mới là cách uống đúng để bù lại lượng nước bị mất khi trẻ đi tiêu chảy.

Nếu mẹ cho trẻ uống thuốc pah ít nước ( thuốc đặc) sẽ làm tăng lượng muối trong máu dẫn đến ưu trương ( lượng muối trong máu tăng cao) tạo áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường nhiều khiến các tế bào bị teo tóp lại, đặc biệt là các tế bào não. Trẻ sẽ cso những biểu hiện như: da nhăn, khô, mắt trũng. Khi tế bào não bị teo lại có thể gây tổn thương não của trẻ và khiến trẻ co giật, sốt cao, hôn mê … Với tình trạng trên nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Thêm một sai lầm mà mẹ không để ý đó là việc dùng chung thìa cho trẻ vào những lần ăn khác nhau. Ví dụ: mẹ vừa cho bé ăn cơm bằng thìa sau đó lại dùng chiếc thìa đó để cho trẻ uống thuốc hoặc uống siro … Đây là việc không nên làm.

5. Ép con ăn nhiều để tăng cân

Mẹ chăm sóc con ốm chắc chắn mắc 1 trong 6 sai lầm sau

Sau những trận ốm của trẻ mẹ thường tìm mọi cách để bé tăng cân trở lại. Vì vậy, thường tăng khẩu phần ăn, áp con ăn, bổ sung đồ ăn mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng phù hợp không phải là chế độ lấy số lượng bù chất lượng. Mẹ cần lên thực đơn cân bằng dinh dưỡng giữa thịt, rau, củ, quả, sữa để trẻ ăn không ngán mà vẫn đủ dinh dưỡng.

Một số biện pháp mách mẹ cách cho bé làm quen với những đồ ăn bé không muốn ăn:

– Nếu bé không thích ăn thịt thì ban đầu mẹ hãy xen ké trứng vào các bữa ăn. Sau đó, cho bé ngồi cũng những bé thích ăn thịt, hoạt bát, hiếu động thì chúng sẽ vì vui mà ăn chứ không cần gượng ép.

– Nếu bé không thích rau xanh thì mẹ có thể chế biến để mất mùi rau hoặc say thành sinh tố cho bé uống

Đặc biệt, khi bé mới khỏi ốm thì môi trường sống rất quan trọng, nhà cửa cần sạch sẽ, thoáng khí, không nên đóng cửa kín mít hay để phòng ẩm ướt.

6. Nấu một bữa, ăn cả ngày

Đây là tình trạng thường thấy hiện nay. Khi mà bé còn nhỏ chưa ăn được nhiều lần trong một bữa thì mẹ thường nấu một bữa, ăn hai bữa hoặc ăn cả ngày. Việc làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khi bảo quản đồ ăn cho trẻ. Khi mà trẻ còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu thì chính việc làm này không khác gì tự tay khiến con bị bệnh qua thức ăn mẹ nấu.

Trên đây là 6 sai lầm mẹ thường mắc phải khi chăm con ốm. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ nhận ra những thói quen chăm sóc con chưa đúng và thay đổi để bé có một sức khỏe tốt hơn.

Theo afamily.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *