8 việc ông chồng nên làm khi vợ mang thai

Theo các chuyên gia sản khoa, vai trò của chồng trong suốt thời gian vợ có bầu là rất quan trọng. Mẹ bầu có trở nên khỏe mạnh và thai nhi có phát triển tốt hay không phụ thuộc lớn vào người bố. Vậy làm thế nào để vợ bầu luôn thoải mái và hạnh phúc trong suốt thời gian mang thai? Các ông bố hãy cùng tham khảo những lời khuyên dưới đây của chuyên gia Bibo Care nhé!

Vợ có bầu, ông chồng nên làm gì?
Vợ có bầu, chồng nên làm gì để giúp vợ có thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ?


1. Dành tặng những lời khen cho vợ

Khi mang thai, các bà bầu thường có cảm giác mặc cảm tự ti. Sự thay đổi hormone cùng các tác động tâm lý có thể khiến mẹ bầu nghĩ ngợi nhiều và dễ bị tiêu cực. Không chỉ dừng lại ở việc mặc cảm về cơ thể phát tướng, mẹ còn lo lắng về thai kỳ khó khăn; sợ đau đớn khi sinh nở; hoặc không biết cách chăm sóc con khi bé chào đời. Hãy động viên, dành những lời khen và đặc biệt hãy thể hiện sự yêu thương đối với cô ấy nhiều hơn.

Không những vậy, các ông chồng nên thấy biết ơn vợ khi họ phải mang nặng đẻ đau đứa con của 2 người. Vợ đã phải hy sinh rất nhiều thứ trong suốt 9 tháng mang thai khó nhọc. Vì những lý do đó nên mỗi lần khen vợ, các anh chồng hãy nói những lời chân thành chứ không phải chỉ làm vợ vui lòng đâu nhé!

 

2. Xoa bóp chân cho vợ

Đôi chân của mẹ bầu sẽ cũng thay đổi triệt để trong thai kỳ. Cỡ giày của mẹ bầu có thể tăng lên 1 hay 2 size. Chân mẹ cũng sưng phù và dễ đau nhức; thậm chí còn thường xuyên bị chuột rút. Chưa kể, khi bụng bầu đã lớn, rất khó để mẹ có thể tự xoa bóp hay đi giày cho chính mình.

Chính vì vậy, chăm sóc đôi chân cho vợ là việc mà các ông bố có thể làm. Nó sẽ khiến mẹ cảm động. Hãy xoa bóp giúp cô ấy, bôi kem dưỡng ở gót chân hay giúp vợ ngâm chân trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giảm thiểu cảm giác tê mỏi, giúp bà bầu có tâm trạng thoải mái và vận động dễ dàng hơn.

 

3. Tìm hiểu thông tin về thai nghén

Các ông bố tương lai nên chủ động tìm hiểu các thông tin về thai kỳ. Điều này giúp bạn hiểu được những biến đổi trong cơ thể của vợ và cả sự phát triển ổn định của em bé. Vì vậy, các ông bố hãy vui vẻ cùng vợ tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn, tham gia các lớp học tiền sản để bổ sung kiến thức cho việc chăm, nuôi con mỗi ngày.

Chồng có thể tham gia các lớp tiền sản với vợ có bầu
Chồng có thể tham gia các lớp tiền sản với vợ có bầu

 

4. Cùng vợ đi khám thai định kỳ

Hàng tháng bạn nên thu xếp thời gian để tháp tùng vợ đi khám thai định kỳ. Mẹ bầu thường hay quên; thế nên bạn có thể giúp cô ấy chuẩn bị các loại giấy tờ, giấy khám thai cần thiết để tiện cho việc thăm khám. Bố cũng có thể “xung phong” xếp hàng lấy số và dìu vợ vào phòng khám khi bụng bầu của mẹ đã rất to.

Cùng cô ấy đi khám thai, bạn sẽ giúp cô ấy ghi lại những thông tin cần thiết về sức khỏe của bé, cách chăm sóc sức khỏe của mẹ. Hơn nữa, trong mỗi lần đi khám thai, bạn sẽ được nghe nhịp tim của bé. Điều này sẽ giúp bố thêm gắn kết với bé và cảm nhận được vai trò làm cha của mình.

 

 5. Lưu ý chế độ sinh hoạt của vợ

Trong thời kì mang thai, vợ bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lí, đều đặn; cần vận động nhẹ nhàng; tránh những áp lực của công việc và cuộc sống… Điều này không chỉ có lợi cho tâm sinh lý của mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển ổn định.

Vì vậy, bạn cần chia sẻ với vợ những công việc nhà trong gia đình. Không để vợ làm những công việc nặng nhọc, đặc biệt là vào những tháng đầu và tháng cuối của thai kì. Ngoài ra, bạn nên động viên và giúp vợ trong công việc nội trợ để vợ có thời gian dưỡng thai.

 

6. Tranh thủ giúp vợ mọi lúc

Trong thời kỳ bầu bí, cô ấy sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả và mệt mỏi. Vì thế, hãy giúp cô ấy làm việc nhà để vợ bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Hoặc nếu có điều kiện, nên thuê người giúp việc để vợ bạn được chăm sóc tốt hơn.

>>> Xem thêm: Mách mẹ những món ăn tốt cho bà bầu

 

7. Trò chuyện thường xuyên với con

Ngay từ khi vợ mới mang thai, bạn có thể làm quen với vai trò làm cha bằng cách áp tai nghe nhịp tim của bé; âu yếm bụng bầu và trò chuyện với em bé. Mặc dù bé chưa thể giao tiếp với bố; nhưng bước vào tháng thứ 5- 6, bé có thể ghi nhớ giọng nói trầm ấm của bố; và cảm thấy yên tâm vì ngoài mẹ, bé còn có bố luôn quan tâm và ở bên cạnh.

Để tạo sự gần gũi khi trò chuyện, bạn có thể gọi bé bằng những biệt danh dễ thương chẳng hạn như: “cục cưng”, “cún con của bố”, “bé yêu”, “con yêu”… Điều này sẽ giúp vun đắp tình phụ tử ngay từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ.

 

8. Chuẩn bị đồ cho con yêu sắp chào đời

Vài tuần trước khi đến ngày dự sinh, bạn cần giúp vợ bầu chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé khi sinh. Một số món đồ nhất định không thể thiếu bao gồm quần áo sơ sinh, khăn xô, chăn, bình sữa,… Bên cạnh đó, bố có thể tranh thủ tự lắp ghép cũi cho con để chuẩn bị cho ngày đón bé về nhà.

Bên cạnh đó, đừng quên đóng gói những đồ dùng cần thiết cho vợ mình. Mẹ bầu sau sinh sẽ cần mặc những bộ quần áo rộng rãi; cần băng vệ sinh do sản dịch tiết ra nhiều và khăn để lau mồ hôi. Bố đừng quên những món đồ ấy nhé!

>> Xem thêm: Danh sách đồ sơ sinh cho bé