Trẻ sơ sinh ngày ngủ đêm thức, mẹ phải làm sao để tránh mệt mỏi?

Trẻ mới ra đời chưa thể phân biệt đêm-ngày nên thói quen ngủ cũng khác với người trưởng thành. Trẻ sơ sinh ngày ngủ đêm thức chắc hẳn đã khiến nhiều bậc cha mẹ phiền lo vì thời gian biểu bị đảo lộn. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia Bibo Care dành cho các mẹ để ứng phó với việc thức đêm chăm con.

1. Tập cho bé ngủ thẳng giấc

Các mẹ mất ngủ sau khi sinh hầu hết là vì bé hay quấy khóc về đêm. Có khá nhiều lý do như bé bị giật mình bởi tiếng động mạnh, bé quá đói, quá no hoặc bé bị ốm sốt khó chịu. Mẹ hãy tìm ra đúng nguyên nhân khiến bé khóc để có thể giúp bé thoải mái hơn. Khi những nhu cầu của con đã được giải quyết, bé sẽ an tâm và dễ dàng trở lại giấc ngủ sâu.
Với các bé dưới 1 tuổi, do dạ dày chưa phát triển ổn định nên bé rất hay đói. Mẹ muốn cho con bú thêm sữa thì có thể tập cho bé dậy vào những khung giờ cố định, khi cơn ngủ của cả mẹ và con đều chưa quá sâu. Lúc này bé dễ tỉnh táo mà không quấy khóc, mẹ cũng bớt mệt hơn.

2. Tranh thủ ngủ lúc trẻ ngủ

Trong tháng đầu, bé thường hay thức nhiều về đêm, trung bình là 2 tiếng một lần. Càng lớn thì số lần tỉnh giấc giữa đêm của bé sẽ giảm dần. Nếu được, sau khi dỗ trẻ ngủ xong thì các mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để tiết kiệm thời gian. Những lúc chợp mắt như thế sẽ giúp mẹ lấy lại được phần nào năng lượng.
Trẻ ngày ngủ đêm thức, mẹ phải làm sao để bớt mệt mỏi?
Mẹ có thể tranh thủ nghỉ ngơi cùng khi con đã ngủ

3. Giảm tiếng ồn trong nhà

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là tiếng ồn. Bé có thể bị giật mình bởi tiếng động quá lớn từ tivi, loa đài,… và khó chịu, la khóc. Vì thế trong khi bé ngủ, cha mẹ nên cố gắng giảm bớt tiếng ồn trong không gian ngủ của con.

4. Tập cho bé ngủ riêng

Nếu bé đã cứng cáp và không bị đau ốm, hãy dần tập cho bé thói quen ngủ riêng. Con sẽ tự nằm ngủ mà không cần quấn lấy bố mẹ. Điều này cũng giúp mẹ thuận lợi tách con ra để đi làm khi thời gian nghỉ thai sản đã kết thúc. Bé ngủ riêng sớm cũng sẽ rèn được sự tự lập khi lớn lên.
Khi bé đã đủ 6 tháng, mẹ có thể tách con ra ngủ trong cũi cùng phòng với bố mẹ. Điều này sẽ giúp bố mẹ có không gian riêng mà vẫn quan sát, chăm sóc bé kịp thời. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình và tâm lý của cả bố mẹ và con, có thể tách con ra phòng riêng khi bé đủ 3-4 tuổi.

5. Không cần phải thường xuyên dỗ dành con

Thỉnh thoảng, giữa đêm bé sẽ giật mình và khóc ré lên. Thế nhưng mẹ chưa cần vội bế bé lên dỗ dành, trừ khi con đang bị ốm sốt. Bé có thể sẽ ngủ lại ngay mà không cần bạn phải dỗ dành. Hãy thử lắng nghe tiếng khóc của con, nếu kéo dài hơn 1-2 phút thì mẹ mới nên ôm ấp để bé được yên tâm quay lại giấc ngủ.

6. Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ

Tăng cường các loại thực phẩm có chứa tinh bột và chất béo trong các bữa ăn chính sẽ giúp bạn có giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn. Các mẹ cũng có thể sử dụng bổ sung thêm các loại hạt, sữa hạt, ngũ cốc, socola, bánh hoa quả,… xen kẽ các bữa ăn.

7. Uống trà thảo dược kết hợp ngâm chân trước khi ngủ

Một cốc trà thảo dược vào mỗi tối sẽ giúp bà mẹ xoa dịu tinh thần rất tốt. Hương thơm thảo dược có tác dụng thư giãn, cân bằng lại mọi cảm xúc. Tinh chất gừng trong trà giúp giữ ấm cơ thể và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, khiến cơ thể trở nên nhẹ nhõm, ổn định.
Bên cạnh đó, nên kết hợp cả phương pháp ngâm chân để giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Ngâm chân bằng nước ấm với các vị thuốc dân gian hoặc tinh dầu sẽ giúp đả thông kinh mạch, làm ấm người, giúp mẹ thư giãn thoải mái.
Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh ngày ngủ đêm thức?
Ngâm chân với tinh dầu và thảo dược giúp đả thông kinh mạch để mẹ dễ ngủ

8. Xông hơi giúp phụ nữ sau sinh ngủ sâu hơn

Nếu có điều kiện kinh tế hơn, một tuần khoảng 2 lần, các bà mẹ nên tiến hành xông hơi tại nhà cùng tinh dầu hoặc thảo dược. Xông hơi không chỉ giúp mẹ ngủ ngon, sâu hơn mà còn nhanh chóng lấy lại ngoại hình và khỏe mạnh hơn. Bởi theo nghiên cứu, đây là một liệu pháp tự nhiên giúp bài trừ độc tố bên trong cơ thể. Ngoài ra còn gia tăng hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng đối với một số bệnh cảm cúm thường gặp.

9. Đề nghị sự giúp đỡ từ người thân

Có nhiều mẹ muốn tự tay chăm sóc con cái vì sợ làm phiền người khác. Tuy nhiên, nếu cố gắng quá sẽ để lại những di chứng sức khỏe về sau. Hãy chủ động đề nghị sự giúp đỡ của người thân nếu bạn đã quá mệt mỏi khi chăm sóc bé.
Đặc biệt là đối với những phụ nữ sinh mổ, cần hạn chế vận động để vết thương mau lành. Vì thế việc nhờ vả những người xung quanh phụ giúp chăm lo cho con là điều cần thiết. Bạn có thể vắt sữa cho vào túi trữ sữa và bảo quản trong tủ lạnh trước khi đi ngủ, sau đó nhờ người thân cho trẻ uống theo các cữ vào ban đêm.
Trên đây là toàn bộ những lời khuyên cho mẹ để khắc phục sự mệt mỏi khi chăm sóc trẻ sơ sinh ngày ngủ đêm thức. Bibo Mart hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con. 
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *