Khi biết mình đang mang thai, mẹ bầu luôn muốn làm mọi thứ có thể để cho em bé của mình khỏe mạnh và chào đời một cách an toàn nhất. Cũng vì thế, nhiều người trở nên nhạy cảm và lo lắng quá nhiều trong suốt quá trình dưỡng thai. Điều này có thể khiến tâm lý mẹ bị ảnh hưởng. Theo chuyên gia Bibo Care, bạn không nên để 7 suy nghĩ sau khiến mình phải lo lắng khi mang thai!
1. Những thói quen xấu trước khi mang thai
Nếu mẹ có nhiều thói quen xấu được hình thành từ trước khi có em bé như thức khuya, nghiện điện thoại,… thì bạn vẫn có thể dần thay đổi khi phát hiện mình có em bé. Mẹ không nên quá áp lực về việc những thói quen trước đó có ảnh hưởng đến con hay không. Thay vào đó, hãy học cách dần thay đổi để cơ thể trở nên khỏe mạnh và tinh thần ngày một tốt hơn.
2. Uống một tách cà phê
Nhiều phụ nữ mang thai lo lắng khi chẳng may uống phải một tách cà phê do thói quen. Caffein đúng là không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nó kích thích tăng nhịp tim của bé. Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể tiêu thụ dưới 200 mg caffein mà không gây hại đến thai nhi. Lâu lâu uống 1 tách cà phê để kích thích sự tỉnh táo là điều được cho phép trong thai kỳ. Mặc dù vậy, mẹ vẫn nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều cà phê. Thay vào đó hãy uống các loại nước ép hoa quả mẹ nhé!
3. Sẩy thai
Sẩy thai là một trong những lo lắng tồi tệ nhất đối với bà mẹ mang thai. Tuy việc lo lắng sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn khi mang thai, hạn chế các thói quen xấu, nhưng thực tế nguy cơ sảy thai có thể xảy ra ít hơn bạn nghĩ. Trừ khi có những cảnh báo từ bác sĩ, bạn không nên suy nghĩ về chuyện tiêu cực này quá nhiều.
Theo trang Parent, nguy cơ sẩy thai thấp hơn 20% trước 6-8 tuần của thai kỳ. Sau thời điểm đó, nguy cơ giảm xuống còn 5%. Do vậy, cố gắng đừng lo lắng quá về việc này mẹ nhé. Bớt lo lắng sẽ giúp sức khỏe tinh thần của mẹ ổn định, em bé cũng sẽ phát triển khỏe mạnh hơn.
4. Lo lắng về quá trình sinh nở
Một vấn đề nữa mà các bà bầu thường lo lắng là liệu họ có thể vượt cạn được không. Những lời chia sẻ về cơn đau đẻ của những bà mẹ khác có thể khiến người lần đầu làm mẹ cảm thấy rất “sốc”. Tuy nhiên, quá trình sinh nở của bạn sẽ nhanh chóng, dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều nhờ sự trợ giúp của các y bác sĩ.
5. Nhờ bác sĩ sản khoa tư vấn
Đừng bao giờ sợ phải gọi cho bác sĩ để hỏi những thắc mắc của bạn. Bạn hoàn toàn có thể gọi điện hay thăm khám ngay cả khi chưa đến ngày tái khám nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu lạ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ theo dõi sát tình trạng sức khỏe và tìm ra các dấu hiệu bất thường của thai nhi để kịp thời ứng phó.
6. Không giảm được cân sau sinh
Một lo lắng thường gặp khác của các mẹ bầu là không giảm được cân sau sinh. Tuy nhiên, việc giảm cân sau sinh là rất khả quan nếu bạn cố gắng. Để hỗ trợ việc lấy lại vóc dáng về sau, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách. Ví dụ như: không ăn nhiều hơn khuyến cáo của bác sĩ; thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng khi đang mang thai, chẳng hạn như đi bộ, yoga.
Xem thêm: Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh
7. Không thể làm tốt vai trò làm mẹ
Đừng để điều này khiến bạn phải lo âu. Một người mẹ tuyệt vời là người thực sự quan tâm đến con cái của mình cũng như chăm sóc thật tốt cho bản thân trong thời gian mang thai. Thời gian ban đầu, bạn có thể rất lóng ngóng nhưng mọi chuyện sẽ sớm ổn thôi. Làm mẹ là một công việc cần học hỏi từng giai đoạn, từ giai đoạn sơ sinh đến khi con lớn lên. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực tạo nên áp lực vô hình cho việc nuôi dưỡng con cái mẹ nhé!
Nguồn: Afamily