Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thai ngoài tử cung là biến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể khiến mẹ bị mất con. Vậy mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì? Có giữ được không? Nguyên nhân và cách điều trị? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Care sẽ giải đáp cho mẹ những thắc mắc liên quan đến hiện tượng này.

1. Nguyên nhân dẫn tới mang thai ngoài tử cung

Trong những ngày đầu của một thai kỳ khỏe mạnh, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng và phát triển ở tử cung. Nhưng với trường hợp thai ngoài tử cung, trứng sẽ không về được tử cung mà lớn lên ở nơi khác. Trong đó, đa phần là ống dẫn trứng, ổ bụng hay cổ tử cung. Điều này có thể do thể trạng bẩm sinh của mẹ; hoặc mẹ từng mắc phải các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản.
Nếu thai ngoài tử cung phát hiện muộn có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là nhận biết dấu hiệu của thai ngoài tử cung để có hướng điều trị sớm nhất.

2. Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì?

Chậm kinh nguyệt:
Cũng giống như mang thai thông thường, nếu kinh nguyệt của bạn bất ngờ chậm hơn dự kiến, không loại trừ khả năng bạn đã mang thai ngoài tử cung. Hãy thử đến khoa sản thăm khám để nhanh chóng xác định tình trạng thai của mình có an toàn hay không.
Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng:
Những cơn đau vùng bụng, vùng xương chậu âm ỉ kéo dài, dữ dội và đột ngột có thể là dấu hiệu bị thai ngoài tử cung.
Đau lưng trầm trọng:
 Đau lưng cũng có thể là một triệu chứng cảnh báo tình trạng chửa ngoài tử cung. Nếu bạn bị thai ngoài tử cung, cơn đau diễn ra ở vùng lưng dưới.
Chảy máu âm đạo:
Đây là triệu chứng thường gặp khi bị thai ngoài âm đạo. Tuy nhiên nó cũng dễ gây ra nhầm lẫn. Với những người không biết mình mang thai, họ có thể nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt đã bắt đầu. Còn một số người lại nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm nếu đã biết việc mình mang thai.

3. Dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ

  • Bị đau dữ dội ở vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo
  • Máu ra có màu đen sẫm, đông đặc
  • Mạch nhanh, huyết áp giảm thấp một cách nhanh chóng
  • Cơ thể mệt mỏi, bị ngất lịm đi do chảy máu ồ ạt
Thời điểm thai ngoài tử cung bị vỡ có thể phụ thuộc vào kích thước thai và vị trí trứng làm tổ. Do đó, rất khó xác định chính xác khi nào thì thai ngoài tử cung bị vỡ. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn cần được bác sỹ thăm khám, chuẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới tính mạng do mất máu hoặc nhiễm trùng.
Khi thai ngoài tử cung bị vỡ bạn có thể bị đau bụng đến mức ngất xỉu
Khi thai ngoài tử cung bị vỡ bạn có thể bị đau bụng đến mức ngất xỉu

4. Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung

– Nếu bạn đã từng được điều trị thai ngoài tử cung, bạn có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.
– Viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chưa kể, viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các vấn đề liên quan đến ống dẫn trứng đều tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.
– Những người đã từng điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản và vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
– Những ai đã thắt/mở ống dẫn trứng hoặc từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
– Phụ nữ sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai sẽ có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung nếu phương pháp này vô tình mất tác dụng và bạn mang thai. Chính vì vậy bạn nên chọn thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su để tránh thai là an toàn hơn cả.
– Chị em trên 35 tuổi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.

5. Chuẩn đoán và điều trị thai ngoài tử cung

Khám phụ khoa:

Khi bắt đầu thấy những dấu hiệu mang thai xuất hiện, mẹ cần dùng que thử thai ngay. Nếu kết quả que thử cho thấy bạn mang thai, hãy đến ngay các cơ sở sản khoa. Bác sĩ sẽ bắt đầu thăm hỏi và khám phụ khoa để xác định bạn có mang thai hay không.

Siêu âm ổ bụng và âm đạo:

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị thai ngoài tử cung, bạn sẽ được siêu âm ổ bụng và siêu âm âm đạo. Bác sĩ sẽ đưa đầu dò đã bọc một chiếc bao cao su vào trong âm đạo của bạn. Sau đó bắt đầu siêu âm và tìm kiếm bằng chứng về thai ngoài tử cung.
Thỉnh thoảng siêu âm cũng không cho ra kết quả vì thai còn quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu cơn đau chưa quá trầm trọng, các bác sĩ sẽ cho bạn nằm viện theo dõi. Sau đó họ sẽ tiếp tục lặp lại việc siêu âm vào ngày hôm sau cho đến khi có kết quả.

Phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung:

– Với thai ngoài tử cung phát hiện muộn và đã bị vỡ, người bệnh đang chảy máu ồ ạt, bác sĩ sẽ bỏ qua các bước kiểm tra sơ bộ như trên. Thay vào đó, họ sẽ chẩn đoán nhanh và tiến hành điều trị phẫu thuật ngay lập tức.
– Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng có thai ngoài tử cung. Điều này giúp bảo toàn tính mạng cho người mẹ. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm! Nhiều phụ nữ vẫn khỏe mạnh và có thể mang thai trở lại sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ một bên ống dẫn trứng.
Nguồn Gia đình xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục