Khi bị mệt bé thường thể hiện qua những thay đổi trong hành vi. Ví dụ, chúng tỏ ra khó chịu một cách đột ngột, phản ứng thái quá và hay đòi hỏi. Việc phát hiện ra những dấu hiệu này của chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ giảm sự kích thích và giúp trẻ lấy lại được sự cân bằng trước khi chúng quá mệt và khó chịu. Vì vậy mẹ hãy cùng BiBo Mart tìm hiểu những dấu hiệu bé bị mệt mỏi trong bài viết dưới đây nhé!
Những dấu hiệu bé sơ sinh bị mệt mỏi
- Trẻ sơ sinh dễ trở nên mệt mỏi nếu thức nhiều hơn từ 1 đến 1,5 giờ. Ở giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh dễ bị mệt mỏi nếu thức quá 1,5 – 3 tiếng.
- Nếu em bé của bạn mệt mỏi, bé sẽ có một vài biểu hiện tiêu biểu như sau:
- Ngáp
- Bứt tai
- Chân tay vung vẩy
- Mi mắt nhấp nháy
- Ưỡn người về phía sau
- Mặt buồn
- Mút tay
- Không tập trung
- Nắm chặt tay
Những dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, trẻ thường bị mệt khi phải thức từ 2 – 3 giờ. Ở giai đoạn tiếp từ 12 – 18 tháng tuổi, trẻ có thể bị mệt mỏi nếu chúng không được ngủ vào buổi sáng hoặc chiều.
Nếu trẻ trong các giai đoạn này bị mệt mỏi, các mẹ nên chú ý những dấu hiệu mệt mỏi của chúng như:
- Quấy khóc
- Nhõng nhẽo, khóc lè nhè
- Không muốn rời xa mẹ
- Bám chặt vào mẹ
- Chán đồ chơi
- Kén ăn
Cách khắc phục khi bé bị mệt
Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhà bạn gặp những dấu hiệu mệt mỏi ở trên, bạn cần giảm kích thích để trẻ thư giãn hơn bằng cách:
- Bế hoặc dẫn trẻ đến nơi mà bé thường ngủ
- Không cho trẻ chơi đồ chơi hoặc để đồ chơi ở xa
- Đóng rèm, mành để mắt trẻ dễ chịu hơn
- Tắt đèn điện
- Bật nhạc nhẹ hoặc hát ru
- Giữ yên lặng khi trẻ ngủ
- Ôm và vuốt ve trẻ để trẻ dễ ngủ hơn
Trên đây là những dấu hiệu cũng như cách khắc phục khi bé bị mệt. Hy vọng với những thông tin trên ba mẹ sẽ biết cách đối phó khi bé yêu mình bị mệt. Ngoài ra ba và mẹ có thể truy cập Cẩm nang BiBo Mart để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc con yêu nhé !