Tụt bụng khi mang bầu là một trong các yếu tố cho thấy mẹ sắp sinh. Khi đó thai nhi đã chuyển vị trí xuống thấp hơn, nằm trong khung chậu của người mẹ để chuẩn bị chào đời. Hiện tượng này thường xảy ra vào những tuần cuối thai kỳ và là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề. Vậy đâu là những dấu hiệu tụt bụng khi mang bầu? Khi bị tụt bụng bầu, mẹ cần làm gì?
Các dấu hiệu tụt bụng khi mang bầu
Mẹ đi tiểu thường xuyên
Khi em bé di chuyển xuống dưới, bào thai sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, nhiều bà bầu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) thì cũng có dấu hiệu đi tiểu liên tục.
>>> Xem thêm: 3 cách giúp mẹ phân biệt nước ối và nước tiểu
Áp lực trong xương chậu
Khi em bé lọt xuống, mẹ sẽ cảm nhận được sự khó chịu ở xương chậu. Cảm giác sẽ tồi tệ hơn khi đi bộ. Càng gần tới lúc sinh, mẹ bầu càng “lạch bạch” như một con vịt.
Giảm ợ nóng, ăn nhiều hơn mà không thấy no
Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể bị những cơn ợ nóng hoành hành. Nó xảy ra khi tử cung và dạ dày “tranh giành” không gian. Nhưng khi em bé đã tụt xuống, dạ dày của bạn sẽ có nhiều không gian hơn. Lúc đó, bạn sẽ nói lời tạm biệt với chứng ợ nóng và ăn nhiều hơn mà không cảm thấy no.
Dễ thở hơn
Khi em bé di chuyển xuống, phổi của mẹ sẽ có nhiều không gian hơn. Nhờ thế, mẹ thở dễ hơn, không còn phải thở hổn hển nữa.
Thay đổi ở bụng bầu
Bạn sẽ thấy bụng bầu thấp hơn. Nếu bạn không nhận thấy điều đó thì những người xung quanh chắc chắn sẽ bình luận về nó.
Táo bón hoặc trĩ
Đây là hệ quả phổ biến khi thai tụt. Nhiều bà bầu bị táo bón hoặc trĩ ở những tuần cuối. Để khắc phục, bạn nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước hơn.
Tụt bụng khi mang bầu là dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ
Tụt bụng là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ. Ngay sau khi có hiện tượng tụt bụng, mẹ có thể thấy các dấu hiệu sau xảy ra :
- Âm đạo chảy máu, có thể do tử cung đang giãn mở ra và cơn chuyển dạ sẽ đến sớm thôi.
- Em bé ít vận động hơn trong bụng mẹ cũng là một dấu hiệu cần chú ý. Mẹ bầu cần theo dõi chuyển động của thai nhi, phòng các trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra như suy thai, thiếu nước ối… Nếu mẹ phát hiện em bé ít đạp, hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé.
- Mẹ bầu bỗng có tâm lý dọn dẹp, giặt giũ quần áo, chuẩn bị đồ đạc,… Hiện tượng thú vị này dù chưa được giải thích khoa học nhưng nó là một trong những dấu hiệu báo sinh chính xác nhất.
- Bị táo bón cũng là triệu chứng rất hay gặp. Các triệu chứng táo bón càng rõ rệt khi gần đến ngày dự sinh. Lý do là vì khi tụt xuống thấp như vậy, em bé sẽ tăng áp lực lên trực tràng. Táo bón lâu ngày sẽ gây bệnh trĩ. Để phòng ngừa nguy cơ này, mẹ cần duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và uống nước nhiều hơn. Nếu cảm thấy đau trực tràng hoặc chảy máu khi đại tiện, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
- Mẹ bầu sẽ thấy áp lực ở phần bụng dưới. Mẹ bầu sẽ đi lại nặng nề, chậm chạp. Từ đó hiện tượng phù chân sẽ trầm trọng hơn. Tốt nhất mẹ không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
- Vỡ ối, rỉ ối là dấu hiệu cơn chuyển dạ sắp bắt đầu, chỉ khoảng sau vài giờ hoặc ngắn hơn. Đây cũng là triệu chứng báo động, mẹ cần đến bệnh viện ngay để tránh nguy cơ bị cạn ối, gây nguy hiểm cho thai nhi.
>>> Giảm nước ối khi mang thai – Mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác!
Khi có dấu hiệu tụt bụng, mẹ bầu cần làm gì?
– Nếu bạn thấy bụng bầu đang tụt xuống, bạn hãy thông báo với bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn. Nếu bụng bầu có cảm giác tụt xuống trước tuần 30, bạn nên ngay lập tức đi khám. Bụng bầu tụt xuống sớm có thể cảnh báo nguy cơ sinh non, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp phòng ngừa cho bạn, ví dụ như nằm yên trên giường.
– Nếu bụng bầu tụt xuống gần ngày sinh dự kiến, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để nhập viện sinh con. Hãy luôn sẵn sàng hành trang nhập viện, bạn không muốn bị bất ngờ, phải không? Mẹ đừng quên chuẩn bị đầy đủ đồ đi sinh để luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào nhé!
Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!