Thời tiết trở lạnh là lúc các mẹ thi nhau đi mua bỉm, tã về cho con dùng. Đóng bỉm mùa lạnh một phần giúp con ấm hơn và tránh không để con làm bẩn giường chiếu. Tuy nhiên nếu các mẹ không chú ý cẩn thận sẽ khiến cho trẻ bị hăm tã.
Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu vì không được thay tã. Hoặc do sau khi cho bé tắm xong, người bé còn chưa khô các bà mẹ đã vộ quấn tã vào. Nhiều mẹ có thói quen sau khi tắm cho bé xong thường thoa một lượt phấn rôm lên người bé, nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Dưới đây là cách chăm trẻ không bị hăm tã mà các mẹ nên biết.
1. Thay tã, bỉm thường xuyên
Thay tã thường xuyên và đúng giờ, không nên kéo dài thời gian mặc tã dù tã bé chưa đầy. Rất nhiều mẹ có con nhỏ chủ quan vì nghĩ tã bé chưa đầy không cần thay nên cứ để bé đến khi bé khó chịu khóc ré lên.
Trong những năm tháng đầu đời, làn da của bé mỏng hơn rất nhiều cho với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Các bà mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé, tránh để làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã.
Các bà mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé
=> Mẹ xem thêm các sản phẩm bỉm (tã) tốt nhất cho bé tại đây: http://bit.ly/1ktpR28
2. Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã
Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé, lau thật khô và thoa thuốc chống hăm cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục trẻ và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.
Mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.
3. Chọn tã, bỉm thấm hút tốt, mềm mại cho con yêu
Cho bé mặc loại tã giấy có khả năng thấm hút tốt sẽ khiến da bé luôn sạch sẽ, khô ráo sau mỗi lần đi vệ sinh. Da bé sẽ khô thoáng cả ngày và bé thoải mái vui đùa, ngủ ngon giấc, mẹ cũng không mất công thay tã cho bé nhiều lần.
Bên cạnh đó, mẹ nhớ chọn cho bé loại tã giấy mềm mại, như thế bé tha hồ vận động mà không lo bề mặt tã thô ráp sẽ làm trầy xước da. Lớp bề mặt và màng đáy mềm mại, thoáng khí, giúp da bé luôn khô ráo, ngăn ngừa tình trạng hăm tã. Phần thun chân và thun lưng mềm mại, co giãn tốt để bé thoải mái vận động mà không lo bị các vết hằn đỏ trên da.
4. Không mặc tã, bỉm cho bé quá chật
Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng mặc tã, bỉm cho chật thì tã, bỉm sẽ không bị xô lệch khi bé vui chơi hay lật trở mình lúc ngủ. Thêm vào đó, mẹ còn mặc cho bé nhiều quần áo để giữ ấm cơ thể bé vào mùa lạnh. Chính cách làm này lại khiến bé nhà bạn dễ bị hăm tã vì làn da bé cũng như vùng quấn tã luôn bức bí cả ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Vì thế, mẹ hãy cho bé mặc tã, bỉm có kích thước phù hợp, ôm vừa vặn cơ thể bé và có độ co giãn tốt, giúp bé thoải mái vận động, vặn vẹo khi ngủ mà không lo xô lệch tã. Bỉm, tã giấy có độ co giãn tốt cũng không làm trầy xước da bé và gây các vết hằn đỏ.
5. Chú ý đến quần áo và nước xả vải
Nhiều bé có làn da nhạy cả, mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng cho quần áo bé mặc. Do đó các mẹ nên chú dùng các loại nước xả vải dành riêng cho trẻ, đặc biệt là lúc bé đang bị hăm. Vì làn da trẻ sơ sinh non yếu nên dễ kích ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả. Khi thấy con bị hăm, me hãy tạm ngưng dùng nước xả vải, nên ngừng dùng trong một thời gian ngắn để đảm bảo sự an toàn cho làn da bé.
=> Mẹ xem thêm nước xả vải Dnee an toàn cho làn da mỏng manh của bé tại đây: http://bit.ly/1MrEfid
5. Bôi kem chống hăm
Trong phương pháp phòng ngừa hăm tã ở trẻ, thuốc mỡ được cho là thích hợp và hiệu quả. Thuốc mỡ với đặc tính là dầu trong nước nên có khả năng lưu bám lâu trên bề mặt da bé và không thấm nước, tạo ra lớp màng bảo vệ ngăn cách các enzyme từ chất thải “tấn công” da bé. Với đặc tính bôi trơn, thuốc mỡ không chỉ làm giảm lực ma sát do tiếp xúc giữa da bé và tã giấy mà còn dễ bôi rửa giúp hạn chế việc gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của bé.
Mẹ có thể chọn loại kem hăm có chứa Dexpanthenol (tiền vitamin B5) và Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên) để phát huy cơ chế tác động kép tuyệt vời của hai loại dược chất này. Hoạt chất Lanolin giúp tạo hàng rào bảo vệ bên ngoài, ngăn không cho da trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như nước tiểu, phân, trong khi Dexpanthenol làm lành sang thương da một cách nhẹ nhàng từ bên trong, đồng thời dưỡng cho da luôn mềm mại, khô thoáng. Bộ đôi tác động kép này là cách chăm trẻ sơ sinh tốt nhất bố mẹ có thể dành cho trẻ.
6. Trị hăm tã cho bé ngay khi mới có dấu hiệu
Trong mùa đông, bé cũng có nguy cơ bị hăm tã rất cao nên mẹ cần lưu ý phát hiện những dấu hiệu của hăm tã ngay từ đầu để điều trị kịp thời. Khi thấy da bé yêu bị ửng đỏ, căng da, mẹ nên chủ động phòng tránh hăm tã ngay cho con yêu bằng cách sử dụng các loại kem chống hăm theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ có thể đun lá trà xanh, lấy nước để rửa vùng da hăm cho bé. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng khi tình trạng hăm tã nhẹ, nếu nặng hơn mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Tổng hợp