Trẻ bị sốt: không hoàn toàn đáng lo ngại!

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học
Trong quá trình phát triển của trẻ, sốt cũng là một trong những phản ứng tự nhiên. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng khi thấy con bị sốt, thay vì đó, hãy bình tĩnh quan sát xem nguyên nhân của hiện tượng là gì và tốt hơn hết, tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để có được những lời khuyên an toàn nhất cho cách chăm sóc sức khỏe của con. Dưới đây là những bật mí giúp bạn hiểu thêm về chứng sốt ở trẻ nhỏ và từ đó có được cách ứng phó phù hợp với sức khỏe của con
1. Lợi đủ đường khi trẻ bị sốt
Giảm nguy cơ tự kỷ
Trong một tạp chí ở Tây Ban Nha xuất bản tháng 12 năm ngoái có một bài báo với tựa đề “Sốt là một điều tốt”. Bài báo đề cập đến kinh nghiệm cá nhân của nhà toán học James Simon – một người cha có con gái mắc hội chứng tự kỷ. Qua một thời gian quan sát, ông phát hiện ra rằng con gái của mình bất cứ khi nào lên cơn sốt, thì bỗng tiếp nhận thông tin, kiến thức mới tốt hơn, những hành vi tự kỷ cũng ít đi. Từ đó, ông Simon khởi xướng việc thành lập một nền tảng để nghiên cứu tại sao thay đổi này xảy ra và liệu tương lai con người có thể tận dụng hiện tượng này để điều trị chứng tự kỷ.
Trong năm 2007, việc nghiên cứu đã đạt được những kết quả bước đầu. Các nhà khoa học công bố một báo cáo xác nhận rằng thực sự việc sốt có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Nhà nghiên cứu người Tây Ba Nha – Marian cho biết cô tin rằng “Mối quan hệ giữa sốt và thay đổi hành vi phản ánh sự tồn tại của mối quan hệ giữa hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh. Việc bị sốt cũng có thể kích thích hoặc ức chế các khu vực nhất định của chứng tự kỷ và những thay đổi về thần kinh.”
Là dấu hiệu sinh tồn
Trong cơ thể con người, nhiệt độ là 1 trong 4 dấu hiệu sinh tồn quan trọng (mạch, huyết áp, nhiệt độ và nhịp thở). Trong đó, nhiệt độ là một chỉ báo đơn giản, khách quan và chính xác nhằm báo hiệu trạng thái sinh lý của cơ thể con người.
Nhiệt độ cơ thể trẻ, hay cụ thể hơn là việc sốt cũng là một dấu hiệu cực kỳ quan trong giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khoẻ những như mức độ trầm trọng của bệnh mà bé đang gặp phải. Nếu con mới chớm sốt mà cha mẹ đã vội vàng dùng thuốc để hạ thì triệu chứng sốt sẽ tạm thời được giảu quyết nhưng nó sẽ che giấu đi bệnh tật thật sự, gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ.
Giúp tiêu diệt vi khuẩn
Khi nhiệt độ tăng, cơ thể chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Trong thực tế, các vi khuẩn cũng tương tự. Nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng, các mầm bệnh tấn công trẻ cũng không cảm thấy thoải mái. Chúng sẽ không thể tiếp tục sinh sôi.
Mặt khác, khi nhiệt độ cơ thể tăng, khả năng hoạt động của các loại men trong cơ thể tăng mạnh, chức năng giải độc cũng gấp lên nhiều lần, từ đó bao vây và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch khoẻ mạnh
Báo cáo của Viện nghiên cứu dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đã khẳng định lợi ích của sốt trong năm đầu tiên của trẻ là vô cùng rõ ràng.
Những em bé bị sốt trong năm đầu thường sẽ có hệ miễn dịch khoẻ mạnh sau này, ít nguy cơ bị dị ứng do cơ thể đã được tiếp xúc và hoạt động để chống lại vi khuẩn và virus từ sớm.
2. Không phải cơn sốt nào của trẻ cũng cần dùng tới thuốc hạ sốt
Các chuyên gia khuyến, sốt chỉ cần được điều trị bằng thuốc khi nó gây ra khó chịu cho trẻ. Hầu hết các cơn sốt đều không gây khó chịu cho đến khi chúng lên tới 39 hoặc 39.5 độ C. Để hạ sốt cho trẻ, cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, lau mát hạ sốt, cho bé uống nhiều nước. Nếu trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng. Đối với những trường hợp trẻ sốt trên 39 độ C, có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, điều này có ngoại lệ, đó là nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ được đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, phải gọi ngay bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu. Đối với bé sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Còn với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của bé. Bằng cách này, bạn có thể quyết định liệu bé chỉ sốt nhẹ hay thực sự cần tới bác sĩ.
3. Cẩn trọng với nguy cơ trẻ bị… mất mạng vì hạ sốt sai cách
Nhiều người tìm mọi cách để hạ sốt kể áp dụng kinh nghiệm dân gian, truyền miệng như dùng cồn lau người mà không kịp xem xét. Hậu quả là vô cùng nguy hiểm, nhiều trường hợp thậm chí đã tử vong. Vì thế, bạn hãy cẩn trọng với các cách hạ sốt nguy hiểm dưới đây:
Truyền dịch hạ sốt: Nhiều người bị sốt liền nghĩ ngay đến truyền dịch với mục đích bù điện giải. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thậm chí mất mạng do sốc phản vệ trong khi truyền dịch. Truyền dịch chỉ phát huy tác dụng trong những trường hợp như sốt quá cao, nôn nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước. Lạm dụng việc truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm.
Khi con bị sốt, bạn cần đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và cách chăm con cho phù hợp
Lạm dụng thuốc tùy tiện: Việc lạm dụng caác loại thuốc như Paracetamol, Aspirin để hạ sốt hoặc dùng thuốc tùy tiện không thể lường hết các nguy cơ. Lạm dụng paracetamol có thể gây ngộ độc. Aspirin có nhiều tác dụng phụ như gây viêm loét dạ dày, suy hô hấp, gây co thắt phế quản, hại thận. Đã có trường hợp sử dụng thuốc tùy tiện gây tử vong.
Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh là cách hạ sốt khá phổ biến, nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, biện pháp chườm đá hạ sốt được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không sử dụng vì có thể gây bỏng lạnh, suy hô hấp.
4. Lưu ý khi chăm trẻ bị sốt
Điều quan trọng nhất khi chăm trẻ sốt chính là thái độ bình tĩnh của bố mẹ để có được cách xử lý đúng đắn nhất đối với triệu chứng bệnh của con. Khi trẻ bị sốt, cần tạo ra sự thoải mái cho trẻ và theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng khác kèm theo để giúp tìm ra bệnh chính gây sốt. Sẽ là một dấu hiệu tốt nếu trẻ chơi và tương tác tốt với bạn sau khi uống thuốc hạ sốt. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới một số điều dưới đây:
– Giữ phòng của trẻ luôn thông thoáng, mát mẻ không có gió lùa, không để quạt thẳng vào người trẻ ngay cả khi trời rất nóng. Nếu dùng điều hoà nhiệt độ chỉ nên để nhiệt độ ở khoảng 28-30 độ.
– Hãy chắc chắn trẻ đang mặc quần áo mỏng: Cởi bớt và nới rộng quần áo.
– Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nước trái cây pha loãng, hoặc dung dịch điện giải như ORS.
– Cho trẻ ăn thức ăn loãng hơn bình thường, nhẹ, dễ tiêu, giàu năng lượng.
– Kiểm tra chắc chắn trẻ không hoạt động quá mức.

Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *