Bé không biết nhai: lỗi lớn do cha mẹ!

be-an-dam

Nhai là một phản xạ tương đối quan trọng mà bé cần phải học trong những năm đầu đời. Tuy nhiên để hình thành được phản xạ này, giúp bé nhai đồ ăn thuần thục thì không phải mẹ nào cũng biết cách. Để giải đáp cho câu hỏi xoay quanh việc tập nhai cho bé, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây của chuyên gia Bibo Care thông qua những chia sẻ từ chuyên gia nhé!

Tập ăn dặm cho bé
Nhiều trẻ ăn cháo rất thụ động vì khẩu vị nhàm chán
Nhai là một phản xạ tự nhiên của con người; giúp nghiền nhỏ thức ăn để tránh bị hóc, nghẹn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Phạn xạ nhai cần được hình thành từ khi trẻ bắt đầu mọc răng để làm quen với các loại thức ăn thô, đặc về sau.
Nếu ăn cháo quá lâu, với những hương vị na ná như nhau sẽ khiến trẻ chán, biếng ăn; dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc. Hơn nữa, việc chỉ ăn các thực phẩm được xay nhuyễn liên tục làm cơ nhai của trẻ không phát triển. Điều này khiến các bé khó khăn khi hòa nhập với môi trường nhà trẻ; chưa kể còn dễ bị giảm cân giai đoạn mới nhập học.

2. Khi nào nên cho bé tập phản xạ nhai?

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ 3 tuổi mà vẫn chưa ăn được cơm là quá muộn. Điều này không tốt cho sự phát triển của các bé. Tuy nhiên, cho trẻ ăn cơm quá sớm cũng không thực sự tốt. Khi trẻ trên dưới 1 tuổi thì mới có 6-8 răng, chưa thể nhai được cơm và thức ăn nhỏ. Trong khi, khi thực phẩm phải được nhai đủ nhỏ; thì men nước bọt mới phát huy tác dụng cho thức ăn được tiêu hóa tốt khi vào đến dạ dày.
Theo bà Lâm, nên tập cho trẻ ăn cơm từ khi các bé dưới 2 tuổi. Lúc này, trẻ đã mọc được nhiều răng; có thể chuyển dần từ ăn cháo sang cơm nát, cơm dẻo, đến cơm thường như người lớn.

3. Hướng dẫn mẹ cách tập nhai cho bé

Tập nhai cho bé chuẩn bị ăn dặm
Tập nhai cho bé cần mẹ phải kiên nhẫn, không ép buộc con
Ban đầu, người mẹ cần hướng dẫn con cách nhai, có thể biến việc này thành một trò chơi. Mẹ xúc thức ăn và chậm rãi nhai, rồi miêu tả cho con biết món ăn ngon, ngọt như thế nào; “dụ” con làm theo, không quát mắng hay giục giã trẻ.
Trong thời gian đầu, nếu trẻ tỏ ra không thích ăn cơm hay ăn được ít, mẹ cũng không nên sốt ruột. Hãy dần dần mỗi hôm một chút. Nếu sợ không đủ năng lượng cho con, mẹ nên nấu thêm cháo cho bé ăn bổ sung. Tuy nhiên mẹ nhớ ưu tiên cho bé ăn cơm vào lúc đói, và nếu cần thì cho ăn cháo sau.
Để giúp trẻ dễ ăn hơn, cần chế biến đa dạng các loại thức ăn, nấu chín mềm để bé ăn cùng cơm. Ngoài ra, mẹ có thể tập phản xạ nhai cho con bằng cách cho bé ăn thêm các loại bánh ăn dặm giàu dinh dưỡng, giòn và tan nhanh.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục