Những món ăn dặm “tủ” của mẹ bé sẽ được ăn thường xuyên nhưng thực tế lại không tốt cho sự phát triển của trẻ
Xác định đúng thời điểm trẻ bắt ăn dặm và xây dựng kế hoạch ăn dặm cho trẻ cũng khá vất vả nhưng bất kỳ mẹ nào cũng làm được. Tuy nhiên, thực đơn hàng ngày tổng hợp đầy đủ dinh dưỡng cho bé và không có ảnh hưởng xấu cho con thì không phải mẹ nào cũng làm được. Những lần trẻ đi ngoài hay dị ứng chính là thời điểm tố cáo kế hoạch ăn dặm của mẹ chưa hợp lý. Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé mẹ nên xem xét sự phù hợp của 3 món ăn “tủ” này có phù hợp với con không nhé.
1. Cháo gan gà, khoai lang
Món cháo gà, khoai lang nếu xét về mức độ dinh dưỡng thì đây là món ăn dặm vô cùng tốt. Không những lạ miệng, kích thích ăn uống mà quan trọng nhất vẫn là nhiều chất bổ cho bé, đặc biệt là sắt. Tuy nhiên, nếu là gan sạch, đảm bảo không còn thuốc hay độc tố trong gan thì món ăn này mới thật sự bổ dưỡng. Hiện nay, việc sử dụng thuốc kích thích cho động vật hay thuốc trị bệnh cũng tương tự, không được kiểm soát khi tiêm vào động vật, liệu rằng thời điểm tiêm và thời điểm giết thịt bán có đảm bảo hết thuốc chưa. Hơn nữa, gan cũng là bộ phận loại bỏ độc tố của cơ thể. Các chất độc đều tồn đọng tại gan. Mà hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất non nớt, khi ăn nhiều gan sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
2. Cháo cá thu
Cá thu chứa nhiều omega – 3 giúp não bộ và mắt của trẻ phát triển. Vì vậy, mẹ nghĩ rằng ăn đồ bổ nhất định sẽ bổ. Tuy nhiên, mẹ lại chưa để ý tới việc cá biển sống sâu dưới lòng biển có chứa hàm lượng thủy ngân khá cao, nhất là cá thu. Với những ảnh hưởng tiêu cực của thủy ngân tới trẻ như suy yếu sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Nếu ăn quá nhiều cá thu lúc này có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, sự tập trung, ngôn ngữ và kỹ năng vận động, ngay cả khả năng nhìn cũng có thể bị ảnh hưởng.
3. Cháo trứng
Khi nấu cháo để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn mẹ thường cho thêm 1 quả trứng vào ( cả lòng trắng và lòng đỏ). Lòng trắng trứng chứa nhiều protein không thật sự tốt cho trẻ ăn dặm. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi mới tập ăn dặm mà ăn lòng trắng trứng thì rất có thể bị dị ứng, đau bụng, nổi mề đay hoặc chàm.
Ngoài ra, mẹ cũng cần hết sức cẩn thận khi vận chuyển trứng. Nếu như lớp màng bảo vệ trứng bị rách thì vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Tóm lại, với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Tới khi nào bé được 1 tuổi trở đi mẹ hãy cho bé ăn thêm lòng trắng. Trứng có nhiều chất béo nên dễ gây đầu bụng nên bé không vận động. Khi trẻ còn nhỏ chưa thể vận động nhiều thì mẹ nên có kế hoạch cho bé ăn trứng hợp lý hơn. Không nên ăn nhiều trứng quá, sẽ không tốt cho trẻ đó mẹ.
Theo Eva.vn