Nếu mẹ biết 5 mẹo này thì việc cho trẻ bú bình sẽ vô cùng dễ dàng. Không còn sự bất lực, không còn những cơn giận dữ mỗi khi trẻ không chịu bú bình.
Sau 6 tháng chính là khoảng thời gian mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm và uống sữa công thức. Lúc này, một trong những thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ đó là sữa công thức.
Để bắt đầu thêm một loại thức ăn mới trong thực đơn cố định là sữa mẹ thì ban đầu chắc chắn trẻ sẽ không nhiệt liệt chào đón. Những bỡ ngỡ với dụng cụ ăn mới, những dấu hỏi được đặt ra lúc này của trẻ là: sữa này khác sữa lần trước uống quá, không có ngon bằng, không có thơm bằng. Và trẻ có thể sẽ lười bú bình hơn. Chính vì vậy, lúc này mẹ càng phải kiên nhẫn hơn trong việc dạy con tập bú bình, nắm bắt tâm lý của con để biết lúc nào nên cho con ăn sữa công thức, lúc nào cho con bú sữa mẹ để tập cho trẻ làm quen với sữa công thức. Khi trẻ dần dần quen với sữa công thức thì mẹ có thể giảm sữa mẹ và dần dần cho trẻ cai sữa.
Đối với lần đầu cho con bú bình, mẹ nên:
– Để con làm quen với bình sữa mới: Hãy thử cho con cầm, nắm chai sữa để con biết hình dáng, màu sắc, kích thước và trọng lượng, chơi đùa cùng bình sữa. Nhưng mẹ cần phải nhớ rằng ban đầu chúng ta chỉ cho trẻ chơi với bình sữa rỗng. Vì trẻ chưa thể cầm được bình sữa có sữa vì nó khá nặng so với khả năng nắm bắt đồ vật của trẻ lúc này. Hãy để trẻ quen với việc cầm bình rỗng đã sau đó mẹ mới dần dần cho thêm sữa vào để tăng trọng lượng bình. Và cuối cùng là cho trẻ cầm bình sữa bú. Mẹ sẽ bắt đầu tập cho trẻ bú bằng việc đưa bình sữa tới gần miệng bé (lưu ý: mẹ cho trẻ cầm bình và mẹ chỉ đỡ bình giúp bé để bé có thể tự đưa bình lên miệng, không làm thay việc cầm bình cho trẻ), cho trẻ ngưỉ thấy mùi thơm của sữa. Tiếp theo là việc tập cho trẻ giữ núm vú bằng miệng. Khi trẻ bú bình mẹ cần chú ý tốc độ bú bình của trẻ để nâng bình sữa điều chỉnh lượng sữa chảy vào miệng bé cho phù hợp. Tuyệt đối mẹ không được vừa cho con bú bình vừa đọc báo hay nghịch điện thoại. Vì như vậy mẹ sẽ không điều chỉnh được tốc độ sữa chảy vào miệng bé dễ dẫn đến tình trạng bé bú bình không hoặc sữa chảy vào miệng bé quá nhiều gây sặc sữa cho bé.
Để khắc phục tình trạng trên hôm nay Bibo Mart sẽmách mẹ 5 mẹo hay để trẻ bú bình một cách ngoan ngoãn:
1. Quan sát kỹ năng vận động của bé: Mẹ đừng ép bé cầm bình sữa khi cho bé ăn. Thay vào đó, hãy đi theo các mốc kỹ năng vận động của bé. Trẻ thường tìm hiểu cách “mở” và “đóng” tay khi được ba tháng tuổi. Một vài bé có thể lâu hơn. Vì vậy mẹ cần quan sát thật kĩ kỹ năng vận động, cầm nắm của con trước khi để con tự cầm bình.
2. Dạy các tiện ích của chai cho bé: Mẹ có thể làm điều này khi con khóc đói và giới thiệu bình sữa cho con.
Trẻ sẽ học cách nhận diện khuôn mặt và các vật thể ở khoảng cách gần, sớm thì ba tháng tuổi, muộn thì có thể lâu hơn một chút. Điều đó có nghĩa là con hoàn toàn có thể dễ dàng liên kết các đối tượng bé nhìn thấy với một mục đích nhất định.
Vì thế, mẹ hãy giúp con hiểu được mối liên hệ giữa cảm giác đói và bú bình. Hãy ám thị vào tiềm thức của con rằng khi con đói hãy tìm bình sữa này – nguồn thực phẩm giúp con thỏa mãn cơn đói.
3. Ôm con: Con sẽ cảm nhận được sự ấm áp từ cơ thể của mẹ khi mẹ cho con bú, sự an toàn và những yêu thương của mẹ. Tất cả những điều đó khiến bé an tâm hơn khi ăn.
Vì thế, mẹ hãy cho con trải nghiệm cảm giác như vậy hoặc gần như vậy ngay cả khi đang bú bình. Từ đó, bé sẽ có cảm giác “không bị tước đoạt mất sự gần gũi” khi chuyển từ bú mẹ qua bú bình. Ôm con trong lòng và để bé tự cầm bình bú là một kỹ năng mẹ nên dạy con.
4. Duy trì hòa bình và sự im lặng trong khi cho con ăn: Đừng đánh lạc hướng của con bằng tiếng ồn khi cho con ăn.
Nếu con không chịu bú sữa và đòi hỏi nhiều thứ, thay vì cho con đồ chơi hoặc cho con xem điện thoại, mẹ hãy ôm con vào lòng. Sự ấm áp từ cơ thể của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn và nhanh chóng quay lại với việc bú bình hơn là xem tivi hay nghịch đồ chơi.
5. Đừng ép con uống hết: Cũng tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể thay đổi tâm trạng khi không hài lòng. Và ép con làm một việc mà chúng không thích thì chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả tốt đẹp và càng khiến chúng cảm thấy sợ hãi hơn, bài xích việc uống sữa bình hơn. Vì thế, mẹ đừng ép con phải uống hết một chai sữa trong một ngày. Pha ít sữa, đủ liều lượng là tốt, bằng không hãy bảo quản nó và cho con ăn khi con cảm thấy đói.
Cho con bú bình sẽ không còn vất vả khi mẹ hiểu tâm lý trẻ và dành thời gian dạy trẻ tập bú bình. Sẽ không mất nhiều thời gian nếu mẹ biết được 5 mẹo hay để bé bú bình ngoan ngoãn.
Theo Eva.vn