Từ 0-2 tuổi là giai đoạn bé con của chúng ta có nhiều thay đổi lớn. Bé say mê học hỏi, khám phá và có những hành động vô cùng đáng yêu mỗi ngày. Tuy nhiên, để biết sự phát triển của bé có đang đúng hướng không, mẹ cần nắm những thông tin về các mốc phát triển của con mình. Hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu về các mốc phát triển của trẻ sơ sinh nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên chào đời
Giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi
Mẹ có thể thấy những nụ cười đầu tiên khi bé khi được một tháng tuổi. Tuy nhiên, đó dường như là những phản xạ hơn là một cử chỉ đáp lời. Khi gần được 6 tuần tuổi, bé của mẹ bắt đầu thật sự cười với mẹ.
Giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu nhận biết mọi thứ xung quanh được nhiều hơn. Trẻ đã biết cách cười và đáp lại nụ cười của mẹ. Bên cạnh đó, bé sẽ bắt đầu chăm chú quan sát các hành động, cử chỉ của mẹ. Đồng thời, quan sát sự vật bằng mắt và dõi theo khi chúng di chuyển. Giai đoạn này, con cũng đã biết tìm khuôn mặt mẹ và những người thân yêu bằng cách lắng nghe giọng nói và xoay đầu về hướng có giọng nói của bố mẹ và những người trong gia đình.
Xem thêm: Bất ngờ với những khả năng kỳ diệu mà trẻ sơ sinh hơn hẳn người lớn
Giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi
Giai đoạn này, con đã có khả năng kiểm soát đầu và cổ. Do đó, con hay lật người và lộn vòng. Đây cũng là cách vận động để xương và cơ của con chắc khỏe và trở nên cứng cáp hơn.
Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Con có thể tự mình tập bò, trườn bằng tay và đầu gối tới những nơi con muốn. Lúc này, con có thể đáp lại những câu nói quen thuộc như khi ba mẹ gọi tên trẻ. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu bập bẹ được những từ đơn giản như ba, mẹ. Ngoài ra, con cũng có thể tự điều khiển và chơi với các món đồ chơi mà mẹ chuẩn bị cho con.
Giai đoạn từ 9 – 12 tháng tuổi
Bé có thể tự ngồi một mình và ngồi trong một khoảng thời gian dài từ 7 – 10 phút. Giai đoạn này, con cũng học cách đứng dậy và bám vào các đồ vật, đứng yên một chỗ. Sau khi đã thuần thục với việc đứng lên, ngồi xuống, con sẽ tự bám vào đồ vật và lần lượt đi từng bước. Chẳng bao lâu nữa, bé yêu sẽ chập chững những bước đi đầu tiên mà không cần sự hỗ trợ nào nữa.
Trẻ sơ sinh phát triển với tốc độ rất nhanh. Do đó, mẹ nên ghi nhớ các mốc phát triển của trẻ sơ sinh để không hoang mang khi con mình lớn nhanh quá nhé. Theo dõi Cẩm nang Mẹ & Bé để có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm con theo từng giai đoạn nhé!