11 dấu hiệu của trầm cảm sau sinh hết sức nghiêm trọng mẹ cần chú ý

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân người mẹ; mà có thể đe dọa đến sự an toàn của bé và hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, vì là một chứng bệnh tâm lý nên rất khó để chẩn đoán chính xác mẹ có đang mắc bệnh hay không. Trong bài viết dưới đây, Bibo Mart xin gửi đến bạn những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh!

Dấu hiệu mẹ bị trầm cảm sau sinh
Mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể do những nguyên nhân khác nhau

1. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh có thể do thay đổi nội tiết tố sau quá trình mang thai. Cũng có thể xuất phát từ những khó khăn mẹ phải đối mặt trong cuộc sống như: vấn đề tài chính; áp lực chăm sóc bé, sự thiếu quan tâm giúp đỡ của người thân;…

Ngoài ra, mẹ có tiền sử trầm cảm sau sinh trước đó sẽ dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh ở lần sau. Mẹ sinh con khi còn quá trẻ hay có thai không mong muốn cũng dễ rơi vào trầm cảm. Những mẹ có hoàn cảnh khó khăn như bị bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp, thiếu đồng cảm,… cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc căn bệnh này. 

Đôi khi, mẹ có thể bị áp lực bởi những bất đồng trong cách kiêng cữ; cách chăm sóc con sau sinh,… với người thân trong nhà. Về lâu dài, việc phải nghe theo những quan niệm cổ hủ, sai lầm cũng có thể làm tâm lý của mẹ bị ảnh hưởng. Đó cũng có thể là tiền đề cho trầm cảm sau sinh.

>>> Xem thêm: Ở cữ kiêng những gì? Những điều mẹ bỉm cần kiêng cữ để nhanh hồi phục

2. Tổng hợp 11 dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

2.1. Buồn, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực

Biểu hiện này rất dễ nhận thấy. Mẹ bầu hay tỏ ra buồn bã suốt cả ngày, thường u uất và sầu não. Mẹ cũng có thể lo lắng những việc không đâu, thường xuyên mang cảm giác bất an. Một số mẹ bầu có thể có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân như cảm thấy mình không đủ đẹp, hoặc không đủ tốt để có thể làm mẹ sau khi sinh con.

2.2. Hoảng hốt

Một biểu hiện khác là mẹ bầu thường phản ứng hoảng hốt với những tình huống xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Và sau đó mẹ khó có thể bình tĩnh lại được. Về lâu dài, biểu hiện này khiến mẹ dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn bộc phát, dù không có gì quá nghiêm trọng xảy ra.

2.3. Thờ ơ với mọi vật xung quanh

Mẹ bầu tỏ ra không quan tâm hứng thú gì đến mọi vật xung quanh. Thường xuyên giữ im lặng cũng là một biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh. Việc không muốn giao tiếp hay không tự tin ra khỏi nhà, xuất hiện ở các đám đông, từ chối gặp bạn bè hoặc trả lời thư từ cũng là các phản ứng thuộc nhóm này.

2.4. Cảm thấy phiền toái

Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy phiền toái khi xuất hiện bất cứ điều gì gây xáo trộn lịch trình thường ngày. Phản ứng tâm lý này cũng cho thấy tinh thần mẹ bầu không ổn định. Những phiền muộn tích tụ có thể khiến mẹ “phát nổ” bất cứ lúc nào.

2.5. Rất dễ khóc

Mẹ bầu dễ dàng rơi nước mắt dù vấn đề xảy ra không có gì nghiêm trọng. Hoặc ngay cả khi không có vấn đề gì nhưng mẹ bầu tự suy nghĩ, tủi thân và khóc. Lúc này mẹ bầu trở nên mong manh về mặt tinh thần. Nếu không được quan tâm vỗ về, có thể biến chuyển thành thờ ơ, khép kín.

2.6. Căng thẳng, ám ảnh

Biểu hiện này thể hiện ở chỗ mẹ bỉm cực kỳ bất an. Lúc nào cũng có cảm giác như nổ tung ra. Mẹ cũng cảm thấy lo sợ nhiều thứ và trở nên đau khổ vô cùng. Triệu chứng này không chỉ là dự báo cho chứng trầm cảm sau sinh mà nó còn tác động tiêu cực đến mẹ bầu. Lúc này, việc cần thiết là đưa mẹ bầu đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để điều trị sớm nhất có thể.

2.7. Mất tập trung

Dấu hiệu mẹ bị trầm cảm sau sinh
Hình thành sự ngăn cách giữa mẹ và bé khi mẹ có những triệu chứng trầm cảm sau sinh

Mẹ có thể sẽ cảm thấy không thể tập trung để làm việc gì được, kể cả những việc đơn giản như xem tivi, trò chuyện hay đọc sách. Chính điều này khiến mẹ bỉm không thể sắp xếp, kiểm soát cuộc sống hàng ngày hay suy nghĩ của mình. Do vậy, mẹ có thể cảm thấy rất tồi tệ và dễ dàng trở nên chán ghét bản thân.

 

2.8. Rối loạn giấc ngủ

Nếu mẹ bầu không thể ngủ được, hoặc thức giấc giữa đêm, hay gặp ác mộng và khó lấy lại giấc ngủ khi thức giấc,… thì đây cũng là một trong số các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Sự rối loạn này sẽ khiến não bộ giảm khả năng ghi nhớ và tập trung; khiến mẹ ngày càng mệt mỏi, tiều tụy.

2.9. Giảm ham muốn tình dục

Hứng thú tình dục của mẹ có thể đột nhiên sút giảm, không còn muốn gần gũi chồng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể mắc chứng trầm cảm sau sinh. Lúc này việc tốt nhất các ông chồng có thể làm là hãy ủng hộ vợ, ôm ấp nhẹ nhàng và vuốt ve; cũng không nên ép buộc vợ làm điều mình không muốn hay tỏ ra bực dọc.

2.10. Không thể sinh hoạt bình thường

Mọi sinh hoạt bình thường của mẹ bỉm lúc này tự dưng trở nên bất thường kể cả trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, giải quyết công việc,… Việc xuất hiện nhiều vấn đề phải lo nghĩ hơn sẽ khiến cho áp lực bên trong của mẹ bầu tăng dần; từ đó làm cho mẹ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Những vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi bé đã ra đời.

2.11. Suy nhược cơ thể

Một dấu hiện cũng cảnh báo rất sớm chứng trầm cảm sau sinh là sự suy nhược cơ thể của mẹ bầu. Mẹ bỗng nhiên trở nên mệt mỏi, không còn sức sống; thậm chí không quan tâm đến việc chăm sóc, tắm rửa cho cơ thể. Nếu mẹ bầu xuất hiện các trạng thái này thì người thân hãy cố gắng tìm hiểu và giúp đỡ cô ấy vượt qua.

3. Phòng tránh trầm cảm sau sinh

Để phòng tránh trầm cảm sau sinh, những can thiệp hỗ trợ sớm cho mẹ bầu là cần thiết. Theo đó:
  • Người thân trong gia đình nên quan tâm để ý để động viên và chia sẻ với mẹ bầu. Nhất là người chồng, cần nắm vững kiến thức về Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sau sinh.
  • Ngoài ra, việc chia sẻ các kiến thức về việc chuyển dạ, chăm sóc em bé và nuôi con bằng sữa mẹ là những điều cần thiết để giúp mẹ bầu tránh được các lo lắng không cần thiết về vai trò sắp tới của mình.
  • Cần theo dõi những dấu hiệu bất thường của mẹ. Nếu phát hiện mẹ bỉm có những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, người thân cần thông báo ngay đến các bác sĩ.
  • Nếu tình trạng mẹ bỉm không ổn thì nên dùng thuốc chống trầm cảm vào ba tuần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục