9 lời khuyên bảo vệ con trước nạn bắt cóc trẻ em, các bố mẹ nên thực hiện ngay!

Nạn mua bán người đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Đặc biệt, trẻ em là một trong những đối tượng bị những kẻ buôn người hướng tới hàng đầu. Giúp trẻ em khỏi nạn buôn người, sự nỗ lực bảo vệ và bao bọc của gia đình là điều cần thiết. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần có kỹ năng cho riêng mình để bảo vệ trẻ trước nạn bắt cóc trẻ em. Dưới đây là cẩm nang phòng tránh bị bắt cóc trẻ em mà cha mẹ nên áp dụng.

 

Xem thêm: Dạy con cách học thuộc vòng tròn thần kỳ để bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục

1. Không được tiết lộ tên con

Không nên viết tên con lên các đồ vật cá nhân như hộp cơm, balo, hoặc lên mạng Xã hội viết quá chi tiết về con mình. Thay vào đó bạn nên viết số điện thoại của bố mẹ, như vậy sẽ giúp ích hơn khi đồ vật bị thất lạc hay mất cắp.

 

bắt cóc trẻ em
Viết số điện thoại của bố mẹ sẽ giúp ích hơn khi đồ vật bị thất lạc hay mất cắp.

2. Chạy khỏi xe đang đến gần theo hướng ngược lại

Chắc chắn rằng bố mẹ nào cũng sẽ dạy con là không được lại gần xe của người lạ. Nhưng quan trọng hơn là khi 1 chiếc xe đang tiến lại gần và người ở trong đó đang muốn tiếp cận con, tạo sự chú ý của con thì hãy chạy theo hướng ngược lại của xe đi. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm thời gian tìm sự giúp đỡ.

 

bắt cóc trẻ em
Chạy theo hướng ngược lại của xe đang cố ý tiếp cận con sẽ giúp trẻ có thêm thời gian tìm sự giúp đỡ.

3. Nghĩ ra mật khẩu riêng cho gia đình

Nếu có ai đó nói với con là “Đi với cô/chú nhé, cô/chú sẽ dắt con đến chỗ ba mẹ” thì điều đầu tiên bé nên làm là hỏi lại “Bố mẹ cháu tên là gì? Mật khẩu nhà cháu là gì?. Bạn nên dạy con 1 mật mã trong những tình huống khẩn cấp. Chẳng hạn như bạn cần ai đó đến đón con ở trường, người đó cần phải biết mật mã gia đình. Hãy dùng 1 câu mà ít ai có thể nghĩ tới, có thể là liên quan đến đồ vật yêu thích của trẻ hoặc những món ăn trẻ thường ăn (Ví dụ: Mèo mimi dễ thương).

 

bắt cóc trẻ em
Dùng mật khẩu riêng cho gia đình giúp bé cảnh giác với người lạ.

4. Cài đặt ứng dụng theo dõi

Nhờ các chức năng GPS, GPS Phone Tracker, Life 360 Locator sẽ cho phép bạn giám sát chính xác nơi trẻ đang ở và số phần trăm pin của con mình.

 

Ứng dụng theo dõi sẽ cho phép bạn giám sát chính xác nơi trẻ đang ở.

5. La thật to

Hãy dạy trẻ rằng khi bị người lạ túm lấy lôi đi, trẻ có thể hành động xấu hơn thông thường: cắn, đá, cào và cố gắng thu hút sự chú ý của người xung quanh bằng mọi giá. Ngoài ra, hãy dạy trẻ la lớn rằng “Cháu không quen ông ấy, ông ấy đang bắt cóc cháu! Mọi người cứu cháu với!!!”

 

bắt cóc trẻ em
Dạy trẻ la lớn khi bị người lạ kéo đi để tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.

6. Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách

Con bạn nên biết rằng chúng không buộc phải nói chuyện với người lạ. Nếu câu chuyện kéo dài từ 5-7 giây thì tốt nhất nên dạy chúng bỏ đi, đi đến chỗ đông người an toàn hơn. Khi đang nói chuyện, hãy đứng xa 2-3 mét. Nếu người lạ tiến đến gần, hãy lùi ra sau. Thực tập tình huống này với con, cho con biết 2-3 mét là khoảng cách thế nào; nhấn mạnh rằng nên giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.

 

bắt cóc trẻ em
Khi đang nói chuyện, hãy đứng xa 2-3 mét. Nếu người lạ tiến đến gần, hãy lùi ra sau.

7. Tránh vào thang máy với người lạ

Dạy trẻ nên chờ thang máy với tư thế dựa lưng vào tường. Như thế có thể thuận tiện quan sát bất cứ ai xung quanh. Nếu có người lạ bước vào, trẻ nên xin lỗi và không đi cùng người đó. Tốt nhất nên giả vờ quên gì đó và rời đi. Nếu người kia kiên trì mời bé vào thang máy cùng, trẻ nên đáp lại lịch sự: “Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy 1 mình hoặc đi cùng hàng xóm.”

 

Nếu có người lạ bước vào, trẻ nên xin lỗi và không đi cùng người đó.

8. Không để người lạ biết rằng bố mẹ đang vắng nhà

Giải thích với trẻ rằng nếu có người lạ gõ cửa nhưng con không nhìn rõ có ai ở ngoài, không có ai trả lời khi trẻ hỏi “ai đấy” thì bé không được mở cửa, dù chỉ là hé cửa để xem ai ở ngoài. Ngoài ra, trẻ không nên để người lạ biết rằng bố mẹ đang không có nhà, dù người lạ khẳng định là bạn của bố mẹ hoặc người sửa điện, nước. Nếu người lạ kiên trì và bắt đầu cố gắng mở cửa, trẻ phải gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay lập tức.

 

bắt cóc trẻ em
Trẻ không nên để người lạ biết rằng bố mẹ đang không có nhà,

9. Tránh để con gặp những người quen trên mạng 1 mình

Kể cả khi con bạn đủ tuổi để kết thêm những người bạn mới trên mạng thì không có nghĩa là chúng đủ lớn để biết được những mối nguy tiềm ẩn tại “thế giới ảo”. Vì thế, hãy cảnh báo với trẻ rằng giờ đây tội phạm có thể tìm thấy con mồi trên internet. Nếu người bạn trên mạng nói gì không có nghĩa điều đó là 100% sự thật. Trẻ phải nhớ không được tiết lộ tên – tuổi – địa chỉ – số điện thoại hoặc những chi tiết rõ hơn về gia đình cho người quen trên mạng. Trẻ nên từ chối việc gặp gỡ riêng người lạ ở trên mạng.

 

Thông tin của trẻ sẽ bị đánh cắp nếu tiết lộ trên mạng xã hội.
Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên bố mẹ lại không thể ở bên con mình 24/24 được. Vì vậy, nắm được các kĩ năng xử lí tình huống cơ bản cũng như cách bảo vệ bản thân mình chính là kỹ năng bố mẹ cần phải dạy con càng sớm càng tốt để tránh nạn bắt cóc trẻ em.
Nguồn: Brightside

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục