Bài test trầm cảm sau sinh mà bất cứ mẹ bỉm nào cũng nên làm ngay
23 Th9
Với các mẹ sau sinh, những sự thay đổi lớn lao về cả sức khỏe, cơ thể lẫn vai trò làm mẹ đều khiến mẹ cảm thấy khác lạ. Nếu không thể vượt qua những áp lực ấy, rất có thể mẹ sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, biến thành trầm cảm sau sinh. Bài test trầm cảm sau sinh dưới đây do Bibo Mart tổng hợp sẽ giúp mẹ tự đánh giá tâm lý của bản thân!
Thang điểm Edinburgh (EPDS) là một thang đo đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh được phát triển từ năm 1987; được dùng trên nhiều vùng dân cư, trong đó có Hoa Kỳ và một số quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. Thang điểm này được phát triển để sàng lọc chứng trầm cảm của phụ nữ sau sinh trong các lần khám định kỳ hoặc khám tại gia. Phụ nữ sau sinh nên làm bài test này khoảng 1 đến 2 tuần một lần và đều đặn như thế cho đến hết ít nhất 6-8 tuần sau sinh.
Thang đánh giá bao gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 câu trả lời. Tất cả đều xoay quanh những vấn đề cảm xúc, diễn biến tâm lý của những bà mẹ sau khi sinh con. Mỗi câu trả lời lại tương ứng với những mức điểm khác nhau. Tổng điểm của 10 câu trả lời sẽ cho biết tình trạng của mẹ là bình thường, đáng báo động hay cần đi khám ngay lập tức.
2. Lưu ý trước khi làm bài test
Bà mẹ mới sinh chọn 1 trong 4 câu trả lời gần nhất với những gì bản thân cảm thấy trong một tuần gần đây nhất, không phải chỉ trong ngày làm bài test. Mẹ phải làm đủ cả 10 câu, thành thật theo những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Tuyệt đối không trao đổi với người khác, mà phải tự mình làm.
Thang điểm để đánh giá mức độ căng thẳng của mẹ sẽ được tính dựa trên tổng điểm của 10 câu trả lời. Nếu con số đó dao động từ mức 0-9 điểm, mẹ hoàn toàn có trạng thái ổn định. Nhưng nếu con số vượt quá ngưỡng 10 điểm, rất có thể mẹ đang gặp trở ngại về tâm lý.
Các bà mẹ cũng cần lưu ý EPDS là một công cụ sàng lọc chứ không phải công cụ chẩn đoán; do đó chỉ mang tính chất tham khảo. Chỉ có bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn phù hợp mới được đưa ra chẩn đoán chính thức.
1. Tôi có thể cười và thấy mặt hài hước của thế giới xung quanh:
0 – Vẫn nhiều như trước kia
1 – Không hẳn là nhiều như trước
2 – Chắc chắn là không nhiều như trước
3 – Không một chút nào
2. Tôi trông đợi mọi thứ với sự háo hức, vui thích:
0 – Vẫn nhiều như tôi đã từng
1 – Ít hơn như tôi đã từng
2 – Chắc chắn là ít hơn như tôi đã từng
3 – Không một chút nào
3. Tôi đổ lỗi cho bản thân một cách không cần thiết khi có vấn đề xảy ra:
0 – Chưa bao giờ
1 – Không thường xuyên
2 – Đúng, một số lần
3 – Đúng, hầu hết các lần
4. Tôi lo lắng không lý do:
0 – Không một chút nào
1 – Hiếm khi
2 – Một số lần
3 – Rất thường xuyên
5. Tôi sợ hãi, hoảng loạn mà không có lý do xác đáng:
0 – Không bao giờ
1 – Hiếm khi
2 – Thỉnh thoảng
3 – Khá thường xuyên
6. Mọi việc trở nên khó khăn với tôi:
0 – Không, vẫn như trước
1 – Không, hầu hết là tôi giải quyết ổn thỏa
2 – Đúng, thỉnh thoảng tôi không thể xoay sở tốt như trước đây
3 – Đúng, hầu hết là tôi không thể xoay sở được
7. Tôi không vui đến mức khó ngủ – mất ngủ:
0 – Không một chút nào
1 – Không thường xuyên
2 – Đúng, một số lần
3 – Đúng, đa số các lần
8. Tôi cảm thấy buồn bã, khổ sở:
0 – Không một chút nào
1 – Không thường xuyên
2 – Đúng, đa số thời gian
3 – Đúng, khá thường xuyên
9. Tôi buồn đến mức phát khóc thật:
0 – Không một chút nào
1 – Không thường xuyên
2 – Đúng, khá thường xuyên
3 – Đúng, đa số thời gian
10. Ý nghĩ tự làm hại (làm đau) mình đã từng diễn ra trong đầu tôi:
0 – Không bao giờ
1 – Hiếm khi
2 – Thỉnh thoảng
3 – Đúng, thường xuyên
Lời kết
Là một người bạn đồng hành cùng hành trình mang thai và nuôi dưỡng con cái, Bibo Mart hiểu rõ những khó khăn mà mẹ bỉm gặp phải trong những bước đầu làm mẹ. Tuy nhiên, mẹ đừng quên bên cạnh mình vẫn còn chồng, người thân, bạn bè và cả em bé luôn sẵn sàng thương yêu, thông cảm. Chúc mẹ sớm tìm lại được sự tích cực trong tâm trí!