Trong số các phương pháp dạy con mà những ông bố bà mẹ thông thái lựa chọn, họ luôn đề cao tiêu chí “lạt mềm buộc chặt”. Cụ thể là những phương pháp nào ? Cùng BiBo Mart đi tìm hiểu nhé !
Phương pháp dạy con số 1: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con
Một mối quan hệ gia đình tốt đẹp có tác dụng hơn ngàn vạn lời dạy dỗ. Khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên thân thiết, việc giáo dục con sẽ dễ dàng hơn. Nhưng ngược lại, khi mối quan hệ ấy chứa nhiều bất hòa, lạnh nhạt thì phương pháp dạy con hay cũng sẽ gặp thất bại.
Chìa khóa của xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp nằm ở việc “xác định vị trí”:
1. Đừng làm “quan tòa”, hãy làm “luật sư”
Khi thấy có “vấn đề” từ con, nhiều cha mẹ sẽ vội vã trở thành “quan tòa” đưa ra lời “xét xử”. Tuy nhiên điều này lại có tác hại rất lớn. Thế giới nội tâm của trẻ luôn luôn phong phú. Vậy nên người lớn cần giáo dục con bằng sự ảnh hưởng. Việc không hiểu được nội tâm của trẻ sẽ không thể tiếp tục giáo dục trẻ
Để thấu hiểu con, việc đầu tiên cần làm là tôn trọng quyền lợi và tự tôn riêng của trẻ. Hãy trở thành người bạn mà con tin cậy và tôn trọng. Khi ấy, bố mẹ sẽ đối xử với con giống như “luật sư” với “thân chủ”. Việc hiểu được nhu cầu nội tâm của “thân chủ” và làm mọi việc cũng chỉ với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của “thân chủ”.
2. Đừng làm “trọng tài”, hãy làm “cổ động viên”
Trong “trận thi đấu” của cuộc đời mình, đứa trẻ chỉ có thể tự mình nỗ lực vượt qua thử thách. Bố mẹ không thể nào “thi” thay con, cũng không nên tự cho mình quyền làm “trọng tài”. Hãy tiếp thêm cho con năng lượng để duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trong cuộc đua của mình. Đó chính là sức mạnh của “cổ động viên”. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành sự tự tin
Trở thành “cổ động viên” của con, bố mẹ tán dương thế mạnh của con. Bên cạnh đó còn phải dạy con đối diện với thất bại.
3. Đừng làm “người dạy dỗ”, hãy làm “chiếc gương”
Chỉ khi tự hiểu rõ bản thân mình, trẻ mới có thể vượt qua chính mình. Tuy nhiên các con lại thường nhìn nhận bản thân thông qua lời nhận xét từ người khác. Lúc này, bố mẹ cần trở thành một “chiếc gương” để con tự soi rõ bản thân mình, để con không sợ hãi trước “quyền uy” của bố mẹ và từ đó mọi người càng thấu hiểu nhau.
Phương pháp dạy con số 2: Nuôi dưỡng những thói quen tốt ở trẻ
Giáo dục trí tuệ là tạo thói quen về tư duy, giáo dục đạo đức là hình thành thói quen từ những hành vi cơ bản và một người có tố chất hay không được thể hiện ở những hành vi nhỏ nhất. Thực tế chứng minh, thói quen có một sức mạnh rất “ngoan cố”, có thể chi phối cả cuộc đời đứa trẻ. Cho nên, mọi hình thức giáo dục trẻ đều nên bắt đầu bằng định hình thói quen.
Việc nuôi dưỡng thói quen tốt không thể là chuyện một sớm một chiều có thể thành công. Nguyên tắc chính của nó là: xuất phát thấp, yêu cầu nghiêm, từng bước nhỏ, tiết tất nhanh, nhiều hoạt động, cần thay đổi, phản hồi nhanh và chăm uốn nắn.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, thói quen và nhân cách bổ trợ lẫn nhau, thói quen ảnh hưởng đến phẩm cách và ngược lại. Một số phẩm chất như: nghiêm túc đứng đắn, trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, năng lực hợp tác… đều được hình thành thông qua thói quen.
Phương pháp dạy con số 3: Hướng dẫn trẻ cách học
Đằng sau việc con không thích học, nhất định có một nguyên nhân nào đó: Do con chưa hình thành thói quen học tập? Do chưa tìm thấy sở trường, thế mạnh của con? … Chỉ khi tìm ra nguyên nhân phía sau, chúng ta mới có thể giúp trẻ thoát khỏi ám ảnh về nỗi sợ học.
Tính hiếu kỳ, nỗ lực… đều là những con đường đưa trẻ đến với cánh cửa ham học hỏi. Việc khơi dậy sự ham học của trẻ dựa trên 6 yếu tố: nội tâm, trí tuệ, ám thị, ước mơ, khuyến khích và kế hoạch. Mặc dù khơi dậy tiềm năng không có thời gian biểu rõ ràng nhưng cũng có những “bước đi” nhất định.
Ham học là bước khởi đầu của biết cách học. Tuy nhiên biết cách học” lại có thể bảo đảm cho việc ham học. Chỉ có biết cách học mới có thể học tốt. Muốn con thông minh bố mẹ nhất định phải giúp con nắm vững nguyên tắc. Có thể kể đến như: hoàn thành việc theo kế hoạch, nghiêm túc học bài,…
Các chuyên gia BiBo Care cho rằng giáo dục con cái không hề phức tạp như các bậc cha mẹ vẫn nghĩ. Chỉ cần hoàn thành 3 việc: xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp, nuôi dưỡng thói quen lành mạnh cho trẻ và xác định phương pháp học hợp lý. Việc bạn trở thành những ông bố bà mẹ xuất sắc và con trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn thông minh sẽ không còn xa.