9 lầm tưởng khi mang thai mà nhiều cặp vợ chồng vẫn hay mắc phải
03 Th11
Việc lập gia đình, mang thai và sinh em bé là một trong những trải nghiệm đẹp nhất cuộc đời của người phụ nữ. Khi mang bầu, người phụ nữ thường được nghe rất nhiều lời khuyên kiêng khem của những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải lời khuyên nào cũng đúng đắn, chuẩn khoa học. Cùng Bibo Mart điểm danh 9 lầm tưởng về mang thai mà nhiều bố mẹ thường mắc phải trong bài viết sau!
Thực tế là việc quan hệ trong thời kỳ mang thai không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nguy cơ có thai hay sảy thai khá khó xảy ra do thai nhi đã được bảo vệ bởi bọc ối; đồng thời cổ tử cung của mẹ cũng đã có một nút nhầy ngăn chặn tinh dịch bắn vào bên trong.
Nếu mẹ bầu có cơ địa yếu hoặc có nguy cơ sinh non, sảy thai thì nên hạn chế quan hệ. Ngược lại, nếu mẹ bầu đang có một thai kỳ ổn định thì việc “yêu” đều đặn, hợp lý còn giúp mẹ giải tỏa căng thẳng. Chỉ cần lưu ý là khi quan hệ, mẹ bầu nên chú ý chọn tư thế phù hợp, hoạt động nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng bụng là được.
2. Uống nước dừa, ăn nhiều trứng gà sẽ sinh con da trắng
Khi mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên nên ăn nhiều trứng gà và uống nước dừa tươi để sinh con da trắng. Thực tế, uống nước dừa tươi hay ăn trứng gà nhiều không liên quan đến sắc tố da của bé.
Thậm chí, ăn nhiều còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của của mẹ và bé. Mẹ uống nước dừa nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể bị hạ nhiệt, hạ huyết áp, yếu cơ. Ăn quá nhiều trứng gà sẽ gây dư chất, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên ăn trứng gà và uống nước dừa ở mức vừa phải. Chỉ nên ăn 2-3 quả trứng/tuần; đồng thời uống nước dừa tươi 2-3 quả/tuần từ tháng thứ 6 trở đi.
3. Uống nước tía tô giúp mẹ bầu sinh nhanh và dễ
Rất nhiều mẹ bầu áp dụng mẹo dân gian này với mong muốn sinh con nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo truyền miệng chứ không hề có cơ sở khoa học. Sinh nhanh hay chậm, sinh dễ hay khó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của thai phụ, tình trạng tăng cân; chế độ sinh hoạt, sự vận động,… Mẹ chỉ nên dùng lá tía tô như một loại thực phẩm hỗ trợ; giúp khắc phục tình trạng ốm nghén, giảm đau lưng, sưng chân trong thai kỳ.
4. Không nên tập thể dục khi đang mang thai
Sự thật là các mẹ bầu vẫn có thể luyện tập thể dục nhẹ nhàng trong khoảng thời gian từ 20-30 phút mỗi ngày. Và việc tập thể dục sẽ giúp các mẹ bầu bớt đau lưng, cải thiện tâm trạng, năng lượng và giúp ngủ sâu hơn. Thường xuyên tập thể dục, duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp, tăng cân ở mức vừa phải còn có thể giúp các mẹ bầu nhanh chuyển dạ và sinh dễ dàng hơn.
5. Không ăn các loại hải sản
Các mẹ thường lo sợ trong hải sản có chứa thủy ngân, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sự thật là hầu hết các loại hải sản nhiễm thủy ngân thường sống ở vùng nước ô nhiễm; và chúng hầu hết là các loại cá, tôm lớn, sống lâu năm. Mẹ có thể yên tâm ăn các loại hải sản giàu protein, sắt, omega-3 như cá hồi, tôm, cá tuyết… mà không cần đắn đo.
6. Mẹ bầu không nên dùng sản phẩm có chứa caffeine
Mặc dù caffeine có thể gây sảy thai và sinh non, mẹ bầu vẫn có thể dùng một tách cà phê, hay một ít sản phẩm có chứa caffeine vào buổi sáng nếu cần sự tỉnh táo. Tuy nhiên, đây vẫn là một chất kích thích không an toàn cho thai nhi. Do đó, các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo rằng, mẹ bầu chỉ nên dùng một lượng caffeine dưới 200mg/ngày mà thôi.
7. Không nên ăn đu đủ khi mang thai
Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng ăn đu đủ có thể gây sảy thai. Nhưng trên thực tế, chỉ có đu đủ xanh có hàm lượng mủ cao mới gây hại cho thai nhi. Ngược lại, đu đủ chín rất tốt và an toàn cho các mẹ bầu. Ăn đu đủ chín còn có thể giúp phòng táo bón, ợ nóng; giảm các triệu chứng bất lợi ở hệ tiêu hóa mà mẹ bầu thường gặp trong thời kỳ thai nghén.
8. Ợ nóng nhiều là do thai nhi mọc tóc
Quan niệm này hoàn toàn là một lầm tưởng về mang thai. Tóc trẻ sơ sinh nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào gen di truyền; chứ không phải do mẹ ợ nóng khi mang thai. Ợ nóng chỉ là tình trạng axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
Thời gian đầu thai kỳ, ợ nóng chủ yếu do cơ vòng ở cổ dạ dày bị giãn do ảnh hưởng của progesterone; làm cho dịch vị của dạ dày tràn lên thực quản, tạo cảm giác nóng. Thời gian sau thai kỳ, ợ nóng là do thai nhi lớn dần ép vào dạ dày; từ đó đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
9. Nhìn hình dáng bụng bầu có thể xác định được chính xác giới tính thai nhi
Dựa theo kinh nghiệm dân gian, nhiều cặp đôi nghĩ rằng chỉ cần nhìn qua hình dáng bụng bầu của mẹ cũng có thể đoán được giới tính của thai nhi. Ví dụ như bụng bầu tròn là sinh con gái, bụng bầu nhọn sinh con trai.
Tuy nhiên, mỗi người phụ nữ khi mang thai lại có hình dáng bụng bầu khác nhau. Hình dáng bụng bầu phụ thuộc vào các chỉ số cơ thể và kích thước hông, xương chậu chứ không liên quan gì đến giới tính của em bé trong bụng. Do đó, chỉ nhìn dáng bụng đã vội kết luận bé là nam hay nữ cũng là một lầm tưởng về mang thai thường gặp.
Những lầm tưởng về mang thai có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu, khiến mẹ phải kiêng khem khổ sở trong suốt thai kỳ. Hãy cứ tự tin tận hưởng một kỳ mang thai hạnh phúc, khỏe mạnh theo cách của mẹ nhé. Mẹ cũng đừng quên truy cập Cẩm nang Bibo Mart để có thêm nhiều thông tin hữu ích khi mang thai!