Lựa chọn tương lai của con hoặc con số của ba mẹ

Thiên Tài Vật Lý Albert Einstein từng chia sẻ: “Nếu bạn đánh giá sự thông minh của một con cá qua khả năng leo cây của nó thì con cá đó cả đời nghĩ rằng mình thật là bất tài”

Khi nuôi dưỡng con cái đôi lúc chúng ta đặt ra những thứ theo mục tiêu theo đuổi mà bản thân chúng ta lại ít quan tâm suy nghĩ xem điều này có phù với cơ thể của trẻ hay không? cách thức giáo dục con như thế nào, có thật sự phù hợp với tính cách của trẻ?

Các cha mẹ ngày nay thường theo đuổi những con số kì lạ, tôn sùng những con số này như những ông chủ. Đó là dãy số chiều cao lý tưởng, là danh sách các kỹ năng con cần đạt qua độ tuổi, là con số về cân nặng, là danh sách các từ con cần học nói…

Áp lực làm cha mẹ cũng từ những “ông chủ” này mà ra, điều mà bạn đang cố gắng ép những con số này trùng khớp với sự phát triển của con bạn, điều mà tự nhiên cố làm hàng triệu năm cũng không làm được. Bởi vì chúng ta cần là sự đa dạng.

SỰ ĐẶC BIỆT CỦA TỰ NHIÊN

Bạn có biết tự nhiên cố gắng nhét 99,9% giống nhau về bộ gien giữa 2 đứa trẻ, nhưng vẫn không thể nhét 0,1% còn lại cho giống hoàn toàn, chính điều này làm mỗi đứa trẻ là một phiên bản đặc biệt.

Sự khác biệt nằm ở cách trẻ phát triển, cách trẻ tăng trưởng, chỉ số cân nặng và chiều cao, cách trẻ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn…

SO SÁNH KHẬP KHIỄNG TỪ NHỮNG CON SỐ

Một ví dụ tôi muốn đề cập là sự so sánh về con số tăng trưởng chiều cao-cân nặng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO rất khập khiễng và thường gặp giữa 2 cha mẹ. Con bạn đạt 70th hay 10th không có gì khác biệt và chỉ là 1 con số. Nó không giống như thứ hạng nhất –nhì trong lớp. Điều này có nghĩa là con bạn có 70th cũng không có nghĩa là tốt hơn hay tệ hơn trẻ có 10th. Giá trị mà bạn đọc được chỉ phản ánh giá trị hiện tại của con bạn. Mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau về gien di truyền, về thể trạng, về các yếu tố môi trường khác nhau, do đó, xuất phát điểm có bé sẽ là 5th, có bé sẽ là 30th hoặc 70th, đều có giá trị như nhau. Bạn không thể so sánh kiểu như: Ồ con tôi 70th, con bạn có 3th thôi sao, sao bé còi vậy. So sánh rất khập khiển. Bởi vì, nếu bạn cố gắng đẩy bé từ 3th lên 70th trong 1 thời gian, bé sẽ gặp vấn đề. Thực tế, để theo dõi tăng trưởng, bạn phải nhìn vào xu hướng phát triển của một giai đoạn hơn là nhìn con số đơn lẻ.

LÀM MẸ KHOA HỌC

Đơn giản nó là cách mà bạn sử dụng sự hiểu biết và tư duy để giải quyết vấn đề một cách logic. Hai khía cạnh quan trọng trong “làm mẹ khoa học” mà chúng ta nên quan tâm là Chăm Sóc Dinh Dưỡng và Phát Triển Trí Tuệ

1. Các vấn đề trong chăm sóc dinh dưỡng

Biếng ăn là vấn đề gây nhiều sự vất vả của cha mẹ. Đa phần biếng ăn của trẻ là do học được, học từ thích nghi với môi trường ăn uống. Môi trường có quá nhiều thứ gây sao nhãng như TV, điện thoại, đồ chơi thì không thể làm trẻ nhận ra cái gì diễn ra trong bữa ăn. Giải quyết vấn đề biếng ăn là giúp trẻ nhận ra cái gì diễn ra trong bữa ăn, bao gồm mùi vị thức ăn, cấu trúc thức ăn và sự tương tác giữa bé và mẹ trong bữa ăn. Thái độ của bạn như ép ăn hoặc la mắng đều là tương tác tiêu cực trong bữa ăn. Tuy nhiên, khuyến khích trẻ ăn thử, giúp trẻ tham gia vào chuẩn bị bữa ăn, tạm ngưng rồi giới thiệu sau đó 1-2 giờ hoặc nghiêm giọng và không tranh cãi với trẻ khi trẻ tỏ ra phản đối việc ăn là những tương tác tích cực. Tương tác tích cực sẽ dẫn đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực.

Kém hấp thu thức ăn hoặc tăng trưởng chậm thường liên quan đến sự không đa dạng chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Nhưng phần lớn cha mẹ lại chỉ chú ý đến lượng ăn, mà ít chú ý đến sự đa dạng và chất lượng của mỗi bữa ăn. Cha mẹ tìm kiếm các thực phẩm bổ dưỡng như yến sào, sữa non, sữa ong chúa để bổ sung cho trẻ, nhưng ít quan tâm liệu cơ thể có cần nó không hoặc cách bổ sung như vậy là có dư thừa hoặc đa dạng chưa. Dinh dưỡng quan trọng là phải bổ sung đa dạng và đúng, chứ không phải càng nhiều là càng tốt. Ví dụ, chất đạm là cần đa dạng từ các nguồn động vật (sữa, thịt, trứng, cá) và từ thực vật (các loại đậu) để cung cấp đủ các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Quá thiêng lệch về đạm thực vật, tránh hoặc ít ăn đạm động vật có thể gây thiếu 9 axit amin quan trọng cho phát triển của trẻ vì trẻ không tự tổng hợp được 9 loại này. Nguồn đạm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi cần là đạm chất lượng.

Nhóm các vi sinh vật đường ruột ngày nay được hiểu như một phần không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Hệ tiêu hóa được xem là “bộ não thứ 2” vì ở đây nó đảm nhiệm những chức năng không kém não bộ cả về thần kinh, miễn dịch và hấp thụ dinh dưỡng. Vi sinh vật đường ruột giữ những chức vụ quan trọng này. Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hệ miễn dịch kém và biếng ăn. Đảm bảo hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cũng quan trọng như chăm sóc và rèn luyện não bộ. Việc trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh và có sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Theo TS. Amy, ĐH Cork, lợi khuẩn Bifidus BL là một trong những lợi khuẩn mang nhiều lợi ích hổ trợ hệ cư dân vi sinh vật đường ruột trong củng cố vai trò và chức năng miễn dịch. Trong một báo cáo đánh giá hệ thống từ Hiệp hội Tiêu hoá – Gan Mật – Dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu về probiotics đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả và tính an toàn của probiotics khi được bổ sung trong sữa công thức dành cho các trẻ không được bú mẹ. Do đó, việc lựa chọn những sản phẩm dinh dưỡng công thức cung cấp lợi khuẩn như Probiotics Bifidus BL là cách giúp trẻ củng cố hệ vi sinh đường ruột rất hiệu quả.

2. Các vấn đề trong phát triển trí tuệ

Để giúp trẻ phát triển trí tuệ, rèn luyện sự tư tin và tư duy. Đầu tiên bạn nên nhận biết và ngừng làm 3 điều sau:

Ngừng so sánh: Như được đề cập ở trên, so sánh thường rất khập khiễng và không mang lại giá trị giáo dục. Hơn nữa, so sánh trẻ thường xuyên sẽ tạo cảm giác tự ti trong trẻ. Thay vì so sánh, hãy động viên và khuyến khích trẻ làm tốt hơn. Hãy đồng hành cùng con, hướng dẫn con các hoạt động phù hợp với tiềm năng tự nhiên và thể trạng của con mình.

Ngừng la mắng hoặc đánh trẻ: Trẻ con bị đánh không học được gì ngoài cách bạo lực mà cha mẹ đang làm trên bé. Trẻ cũng không có thời gian để lắng nghe bài học giáo dục xen kẽ những câu chửi kèm những cái tát tay như trời giáng. Thay vì làm vậy, hãy nghiêm khắc chấm dứt hành vi sai của trẻ và đưa lời giải thích hành vi khi trẻ bình tĩnh và chịu nghe. Ngoài ra, thường xuyên trò chuyện với con để hiểu con cần gì và muốn gì. Nếu trẻ cáu gắt về một vấn đề gì đó, chắc chắn trẻ sẽ có lý do cho việc đấy.

Ngừng làm thay trẻ: Trẻ con học mọi điều khi chính bản thân trẻ trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ giúp trẻ biết được đâu là thất bại, khi nào thử lại và cải tiến đến lúc hoàn hảo ra sao. Cha mẹ làm thay trẻ là đang cướp lấy những cơ hội phát triển này. Thay vì cho trẻ những câu trả lời sẵn cho những câu hỏi, hãy dẫn giải trẻ đến những vấn đề mà câu hỏi được đặt ra để trẻ tự tìm hướng giải quyết. Các bậc cha mẹ “Làm mẹ Khoa học” nên tạo điều kiện tốt nhất để con được phát triển đúng tiềm năng và sở thích của chính con.

Bottom line:

Trẻ con không phải là bông hoa trong chậu được đặt ngay ngắn trên bàn làm việc. Mỗi ngày bạn ngắm nghía và ước lượng xem nó lớn và đẹp ra sao. Muốn trẻ thành công, một người “Làm mẹ Khoa học” sẽ lấy bông hoa đó trồng xuống đất, mỗi ngày tính toán logic liệu con cần gì để phát triển tốt nhất, sáng chiều trò chuyện cùng con và phần còn lại như chống chọi với nắng, gió hoặc mưa, côn trùng thì hãy để con học cách trưởng thành. Một cách ngạc nhiên, bông hoa sẽ lớn đẹp, khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

—————————

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn: Với nhiều năm kinh nghiệm làm việctại Bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), là chuyên gia dinh dưỡng của Bộ Y tế Anh,bác sĩ Anh Nguyễn có nhiều bài viết về cách nuôi dạy con được phụ huynh quan tâm.

Tác giả của quyển sách “Làm mẹ không áp lực” chia sẻ những sai lầm mẹ Việt thường mắc khi chăm sóc con khiến trẻ biếng ăn hoặc mãi không lớn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *