Mách mẹ cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Vùng da cổ là nơi mà các vết hăm thường xuất hiện nhiều nhất, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm dứt điểm sẽ dẫn đến viêm loét da.

Hăm cổ có thể xảy ra đối với bất kỳ trẻ nào. Điều quan trọng là mẹ cần nắm bắt một số cách trị hăm cổ ởtrẻ sơ sinhcũng như biện pháp phòng tránh thì những vết hăm này sẽ không bao giờ làm phiền đến bé nữa.

Hăm cổ là chỉ đến một tình trạng da bị kích ứng thường hay gặp ở bésau sinh, đặc biệt là dưới 3 tháng tuổi và những bé mũm mỉm. Khi bị hăm, làn da của bé sẽ trở nên ửng đỏ, đậm màu nhất là tại những đường ngấn. Đôi khi ngay tại vết hăm xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc bị nổi phồng lên so với làn da bình thường.

Những em bé mũm mĩm có khả năng bị hăm cổ nhiều hơn

Nguyên nhân trẻ bị hăm cổ

Hăm là tình trạng khá phổ biến và hầu như mọi trẻ sơ sinh đều bị hăm với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng. Các vết hăm thường “cư ngụ” nhiều nhất ở những vùng như cổ, nách, bẹn, mông và giữa các nếp ngấn ở tay hoặc chân. Có rất nhiều nguyên nhân khiếntrẻ sơ sinh bị hăm ở cổtrong đó phải kể đến:

  • Do ma sát:Làn da của trẻ vốn đã rất nhạy cảm kết hợp với việc bị cọ sát khi bé chưa tự giữ thẳng cổ hoặc giữa nếp ngấn khiến cho vùng da nơi đây luôn trong tình trạng ẩm ướt.
  • Thời tiết nóng:Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cổ trẻ sơ sinh bị hăm. Sự nóng bức rất dễ gây kích ứng làn da mỏng manh của bé kết hợp với việc ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho các vết hăm xuất hiện.
  • Nhiễm nấm:Vùng cổ của trẻ sơ sinh thường khó vệ sinh hơn những nơi khác, đây cũng là nơi lý tưởng để cho bụi bẩn “cư trú” và phát triển khiến da dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Đổ sữa ở khu vực cổ:Trong khi bú, sữa có thể bị tràn ra khỏi miệng và chảy xuống cổ hoặc trẻ sơ sinh bị trớ. Sữa đọng nơi cổ nếu không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho da rất dễ bị hăm.
  • Chảy nước dãi:Là một “tác dụng phụ” củaquá trình mọc răng, sự hiện diện của quá nhiều nước dãi trên cằm bé sẽ chảy xuống cổ. Khiến cho vùng cổ càng trở nên ẩm ướt và càng làm tăng nguy cơ hăm cổ.

3 cách trị hăm cổ hiệu quả

Tuy rất dễ chữa trị nhưng hăm có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm hoặc chăm sóc không cẩn thận. Do đó, mẹ không nên xem nhẹ và có thể áp dụng những cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh sau:

1. Sử dụng kem chống hăm

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại kem đặc trị có khả năng chống và trị hăm một cách hiệu quả, an toàn. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc Tây hoặc cửa hàng bán đồ cho em bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng những nhãn hiệu có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cách sử dụng kem chống hăm rất đơn giản, sau khi vệ sinh vùng cổ sạch sẽ, lau khô rồi bôi một lớp kem mỏng lên da bé là được. Nhưng chú ý không nên dùng quá nhiều vì có thể sẽ phản tác dụng.

2. Các loại lá tắm trị hăm

Sử dụngcác loại lá tắmlà cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh khá thông dụng được nhiều mẹ tin tưởng bởi nó rất an toàn và mang đến hiệu quả lâu dài. Một số loại lá tắm cho trẻ sơ sinh như lá trầu không, lá chè xanh, lá hoặc quả khổ qua, lá búp ổi non… Trong thành phần của những lá này có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu và mát da.

Sử dụng các loại lá tắm giúp trị hăm cổ cho bé hiệu quả lâu dài

Để có một chậu nước lá tắm cho bé trước tiên mẹ cần chuẩn bị một nắm lá cần thiết, rửa thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi rồi để nguội, không nên pha loãng thêm nước lạnh. Khi tắm bằng nước lá xong cho bé tắm lại bằng nước ấm sạch.

Đối với những vết hăm “cứng đầu” bạn có thể dùng vài lá trầu không, lá chè xanh hoặc lá khế rửa sạch, giã nát lấy nước rồi thoa trực tiếp lên chỗ hăm, đợi vài phút rồi lau sạch. Cách này chỉ áp dụng hạn chế, khoảng 2-3 lần/tuần.

Một lưu ý nhỏ cho mẹ là khi thấy vết hăm cổ có tình trạng bị lở, bong tróc thì không nên tắm bằng nước lá vì có thể khiến tình trạng thêm xấu đi.

3. Vệ sinh da cổ

Có thể không cần đến sự hỗ trợ từ các loại thuốc trị hăm hoặc lá tắm mà hiện tượng hăm cổ vẫn sẽ khỏi. Chỉ cần lưu ý vệ sinh vùng da cổ thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, sữa, nước dãi, mồ hôi và thay áo khi bị ẩm ướt thì sau vài ngày tình trạng hăm sẽ được cải thiện. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa hăm cổ một cách rất hiệu quả.

Sau khi đã áp dụng tất cả các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh trong khoảng 10 ngày mà vẫn không thấy hiệu quả, kèm theo các biểu hiện như: Da bị phồng rộp, có mủ, chảy máu, diện tích hăm ngày càng lan rộng… thì mẹ nên đưa bé đi khám để chữa trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *