Danh sách các loại vacxin cần / không cần cho bà bầu

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì tiêm vacxin cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết. Việc tiêm chủng đầy đủ giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy đâu là những loại vacxin mẹ bầu cần/ không cần tiêm. Cùng BiBo Mart đi tìm hiểu ngay nhé !

 

 

 

Tiêm vacxin cho bà bầu
Tiêm vacxin cho bà bầu

 

Những loại vacxin CẦN và AN TOÀN tiêm phòng khi mang thai

 

  • Vacxin cúm: Cúm là một trong những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Nếu không may trong quá trình mang thai người mẹ nhiễm cúm thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của thai nhi. Việc tiêm vắc-xin cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ đều an toàn (hoặc có thể tiêm trước khi mang thai).
  • Vacxin Uốn ván – Bạch hầu – Ho gà (Tdap, Td): Phụ nữ mang thai đều cần tiêm một liều vắc-xin ho gà Tdap trong mỗi lần mang thai, nên tiêm vào giai đoạn đầu của ba tháng cuối của thai kỳ. Việc tiêm vắc-xin Tdap là an toàn cho thai phụ và sẽ giúp bảo vệ thai nhi khỏi bệnh ho gà trong vài tháng đầu tiên sau khi sinh ra. Đây cũng là thời điểm trẻ dễ bị mắc bệnh nhất. Sau khi chủng ngừa Tdap, tiêm phòng uốn ván bà bầu cũng rất cần thiết, một liều vắc-xin Uốn ván – Bạch hầu (Td) tăng cường 10 năm một lần có thể được chỉ định đi kèm.

 

 

Những loại vacxin CẦN và AN TOÀN tiêm phòng khi mang thai
Những loại vacxin CẦN và AN TOÀN tiêm phòng khi mang thai

 

Những loại vacxin CÓ THỂ tiêm khi mang thai


Ngoài những mũi tiêm cần thiết, bà bầu cũng có thể tiêm thêm một số loại vacxin khác theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên mẹ cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm xác định mức độ nguy cơ nhiễm bệnh và nhu cầu tiêm. Do vậy tốt nhất thai phụ nên trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ kỹ để có lời khuyên tốt nhất. 

Một số loại vacxin mẹ có thể tiêm:

  • Vacxin viêm gan A: Có thể mẹ bầu sẽ cần tiêm vacxin này. Nếu bác sĩ chẩn đoán thấy mẹ có nguy cơ lây nhiễm đối với bệnh viêm gan A. Ví dụ, mắc bệnh gan mạn tính hoặc sống với người mắc viêm gan A. Vacxin này thường được tiêm theo phác đồ 2 liều, cách nhau 6-12 tháng. 
  • Vacxin viêm gan B: Mẹ có thể tiêm nếu được chẩn đoán thấy yếu tố nguy cơ lây nhiễm đối với bệnh viêm gan B. Vacxin viêm gan B thường bao gồm 3 liều tiêm và đều được đánh giá sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Vacxin phế cầu khuẩn: Nếu thai phụ đang mắc một loại bệnh mạn tính nào đó. Ví dụ như bệnh thận hoặc tiểu đường (không phải là tiểu đường do mang thai). Bác sĩ có thể đề nghị tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn để bảo vệ thai phụ.

 

Những loại vacxin KHÔNG dùng tiêm phòng khi mang thai

 

Tiêm vacxin cho bà bầu
Những loại vacxin KHÔNG dùng tiêm phòng khi mang thai

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng cần được theo dõi kĩ khi tiêm bất cứ loại vacxin nào. Dưới đây là một số loại Vacxin tuyệt đối không nên dùng: 

  • Vacxin HPV: Vắc-xin HPV là một trong những vắc-xin quan trọng được khuyến nghị cho những người từ 26 tuổi trở xuống. Vì thế nếu chị em phụ nữ đang ở trong độ tuổi này thì hãy chủng ngừa trước hoặc sau khi mang thai. Không nên tiêm vacxin này trong thời gian thai kỳ. Nếu mẹ bầu đã vô tình tiêm cũng không nên quá lo lắng. 
  • Vacxin Thủy đậu: Thủy đậu là một bệnh khá nguy hiểm và dễ bị lây. Nếu trong quá trình mang thai không may mắc thủy đậu thì trẻ rất dễ bị dị tật đầu nhỏ, bại não…Vắc-xin thủy đậu không nên được sử dụng để tiêm phòng khi mang thai. 
  • Vacxin Sởi – Quai bị – Rubella (MMR): Thời điểm tiêm phòng các bệnh này tốt nhất là trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng. Việc tiêm phòng sẽ giúp giảm nguy cơ thai bị dị tật hoặc suy dinh dưỡng. Vacxin MMR không nên được sử dụng để tiêm phòng khi mang thai. Để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và con, nên tiêm phòng MMR trước mẹ nhé
  • Vacxin Bệnh giời leo (bệnh Zona): Đối tượng từ 50 tuổi trở lên được khuyến cáo nên tiêm 2 liều

 

Những lưu ý khi chuẩn bị mang thai dành cho mẹ bầu

 

  • Nên tẩy giun sán trước khi mang thai. Vì trong quá trình thai kỳ bạn sẽ không thể uống thuốc tẩy giun.
  • Nên uống bổ sung các vitamin, sắt, dưỡng chất thiết yếu… từ trước khi mang thai đến khi sinh khoảng một tháng.
  • Nên tiêm các vacxin cần thiết trước khi mang bầu tối thiểu 3 tháng
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chỉ số máu, đường huyết, kiểm tra huyết áp, tình trạng bệnh (nếu có).
  • Siêu âm ổ bụng để xem có vấn đề gì về tử cung, buồng trứng, gan… hay không.
  • Chụp chiếu nhũ ảnh để phát hiện kịp thời các vấn đề ở vú.
  • Kiểm tra điện tâm đồ để phát hiện kịp thời các bệnh lý về tim.

 

Tiêm vacxin cho bà bầu đầy đủ sẽ giúp kích hoạt khả năng miễn dịch của cơ thể của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp những thai phụ chưa kịp tiêm vacxin trước mang thai vẫn sinh con khỏe mạnh. Do vậy nếu chưa tiêm vacxin cho bà bầu thì cũng không nên quá lo lắng. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành tiêm phòng những mũi tiêm cần thiết trong thai kỳ. BiBo Mart chúc các mẹ hành trình mang thai an toàn và mạnh khoẻ !

 

Chỉ mục