Mốc phát triển của em bé tháng đầu tiên

  • Nhìn mặt của người quen
  • Phát âm nhỏ
  • Giật mình khi nghe tiếng động
  • Chân tay cử động khác nhau
  • Ngưng khóc khi được bế
  • Bé có khả năng cố gắng nâng đầu lên 1 xíu khi được đặt nằm sấp.

Tuần 1:

Ở trong tuần đầu tiên này con đã có thể nhận ra giọng nói của ba mẹ và sự quen thuộc giúp bé thích nghi với thế giới mới lạ bên ngoài bụng mẹ. Bé không thể hiểu những lời mẹ nói nhưng hãy thường xuyên nói chuyện với bé như một biểu hiện của tình yêu và sự an ủi.

Tuần 2:

Trong tuần thứ hai của cuộc đời, em bé của ba mẹ có thể tập trung vào các vật cách xa 20 đến 35cm — khoảng cách giữa mắt của mình và của mẹ trong khi bú. Khi mẹ cho con bú, hãy di chuyển đầu từ từ bên này sang bên kia và xem mắt bé có nhìn theo mẹ không. Điều này giúp xây dựng cơ mắt và kỹ năng theo dõi của trẻ.

Tuần 3:

Trong tuần này dù đầu trẻ vẫn còn lắc lư và cần được hỗ trợ khi mẹ ôm nhưng khi ở tư thế nằm sấp bé có thể nâng đầu lên trong vài giây hoặc thậm chí xoay nó từ bên này sang bên kia. Đặc biệt là đầu bé có thể xoay để theo dõi ba mẹ hoặc người chăm sóc. Trẻ 3 tuần tuổi có xu hướng phát triển tầm nhìn nhanh chóng, vì chúng muốn khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là bố mẹ của bé. Trẻ thích nhìn vào khuôn mặt. Cười hoặc thè lưỡi và trẻ thậm chí có thể cố gắng bắt chước theo âm thanh của ba mẹ. Đồ chơi in đậm – sách, bóng, lục lạc với sọc đen trắng, mắt bò hoặc bàn cờ cũng khiến trẻ chú ý trong những ngày này để tăng tầm nhìn

Tuần 4:

Mẹ có để ý thấy con mẹ sử dụng hợp âm của mình theo những cách khác với tiếng khóc không? Bé có thể thủ thỉ và phát ra âm thanh “ahh” trong tuần này, đặc biệt là khi nhìn thấy bố hoặc mẹ. Trẻ sơ sinh học bằng cách bắt chước, vì vậy hãy phát lại âm thanh của trẻ cho trẻ nghe.