Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ cho mẹ bầu như thế nào là đúng?

dinh-duong-me-bau-3-thang-dau

Ba mẹ có biết những tháng đầu thai kỳ là khởi đầu quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con? Trong giai đoạn vàng cho sự hình thành và phát triển các cơ quan cơ thể của con, mẹ bầu cần ăn uống một cách khoa học. Ba mẹ hãy cùng chuyên gia BiboMart tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ hợp lí và đầy đủ dành cho mẹ bầu nhé!

 

1. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ bầu

 

Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi

 

Ba tháng đầu là khoảng thời gian thai nhi hình thành và phát triển các cơ quan, bộ phận. Do đó, nếu mẹ thiếu hụt bất cứ chất dinh dưỡng nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

 

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ bầu bao gồm:

 

  •  Năng lượng:

Mẹ chỉ cần tăng thêm 50 kcal/ngày so với trước khi mang thai.

 

  • Tinh  bột:

Mẹ bầu mỗi ngày cần ăn từ 300 – 400g tinh bột (carbonhydrat) để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

 

  • Chất đạm:

Không chỉ đảm bảo sự phát triển của thai nhi, protein còn giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt, sữa… trong cả 3 bữa ăn.

 

  • Chất béo:

Cung cấp năng lượng và acid béo không no cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ nên sử dụng những thực phẩm giàu chất béo có lợi như cá, dầu thực vật, các loại hạt… Hạn chế các chất béo no không tốt cho sức khỏe có trong mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

 

  • Vitamin và khoáng chất

Để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm cho thai kỳ, mẹ nên bổ sung đủ acid folic, sắt, vitamin A…

 

  • Nước

Mẹ bầu uống đủ nhu cầu nước của cơ thể (40ml/kg/ngày) sẽ giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất xảy ra thuận lợi hơn.

 

2. Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

2.1. Dinh dưỡng cho mẹ mang thai tháng đầu tiên

 

Axid folic là một vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng
Mẹ cần bổ sung acid folic khi mang thai

 

Tháng đầu tiên, mẹ thường hay có những biểu hiện của nghén như mệt, buồn nôn… Do đó, mẹ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, bao gồm 3 bữa chính và 3 bữa ăn phụ. Các bữa phụ có thể xếp vào giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và 20h tối.

 

Dinh dưỡng trong tháng đầu tiên chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ trẻ hình thành các cơ quan đầy đủ cũng như tạo nền tảng sức khỏe cho trẻ ở những tháng tiếp theo. Vì vậy mẹ bồi bổ quá nhiều cũng không giúp thai nhi phát triển nhanh hơn. Theo đó, mẹ chỉ cần ăn nhiều hơn 50 kcal mỗi ngày so với lúc mang thai. Đồng thời uống bổ sung acid folic, sắt theo hướng dẫn của bác sĩ là có thể đã đủ điều kiện để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

 

2.2. Dinh dưỡng cho mẹ mang thai tháng thứ 2

 

Omega 3 có trong các loại cá béo, dầu thực vật, các loại hạt…
Mẹ nên bổ sung thêm Omega 3 trong tháng mang thai thứ 2

 

Ở tháng thứ 2, khẩu phần ăn của mẹ tương tự như tháng thứ nhất. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu acid folic và omega 3 để hệ thần kinh của thai nhi được phát triển toàn diện.

 

Mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu acid folic: ngũ cốc, các loại đậu, măng tây, rau xanh…
  • Thực phẩm giàu omega 3: các loại cá béo, dầu thực vật, các loại hạt…

Nếu đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vào cuối tháng thứ 2, thai nhi sẽ đạt cân nặng khoảng 1g và dài khoảng 1,6cm.

 

2.3. Dinh dưỡng cho mẹ mang thai tháng thứ 3

Vào thời điểm này, tình trạng ốm nghén của mẹ đã đỡ hơn 2 tháng trước. Còn em bé sẽ nặng khoảng 14g vào tuần thai thứ 12. Do đó, mẹ không cần áp lực rằng mình phải ăn thêm nhiều mà mẹ nên chú ý đến việc ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng và đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ cũng đừng quên bổ sung sắt, acid folic và omega 3 theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Trong cả 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ chỉ cần tăng trung bình 1 – 1,5kg so với trước mang thai là đủ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 

2.4. Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế gì?

 

Khi mang thai mẹ cần bỏ hút thuốc, hạn chế đồ uống có cồn, ga
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ cần hạn chế các chất kích thích

 

Khi mang thai, mẹ nên hạn chế các thực phẩm sau:

 

  • Thực phẩm quá nhiều vitamin A như gan động vật. Nếu mẹ ăn quá nhiều, có thể dẫn tới ngộ độc và dị tật thai nhi. Do đó mẹ chỉ nên ăn 1 lần/ tuần.
  • Thực phẩm chưa chín hoặc chưa tiệt trùng.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích, chất gây nghiện (cafein, rượu, cồn, thuốc lá…).
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Các nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol có thể khiến mẹ bị tiền sản giật, đái tháo đường, thai nhi chậm phát triển…
  • Thực phẩm cay nóng: ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của mẹ và làm trầm trọng hơn các triệu chứng ốm nghén.

 

Hi vọng qua bài viết, mẹ đã biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ thật hợp lý cho bản thân. Từ đó đảm bảo sự phát triển tối ưu cho thai nhi. Nếu có bất cứ băn khoăn thắc mắc nào , mẹ hãy nhanh chóng liên hệ với BiboMart để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúc ba mẹ có một thai kỳ thật trọn vẹn và hạnh phúc!

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare

Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare

Chỉ mục