Bà bầu có nên ăn hải sản ? Mách mẹ bầu cách ăn hải sản

Hải sản được coi là một trong những nguồn năng lượng giàu chất đạm và những dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng bà bầu ăn hải sản sẽ bị hư thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển triển của bé. Vậy thực chất, bà bầu có nên ăn hải sản ? Bài viết dưới đây của các chuyên gia BiBo Care sẽ giải đáp các thắc mắc cho mẹ. 
Bà bầu ăn hải sản được không?

Theo các nhà nghiên cứu, hải sản là một trong những nguồn cung cấp Axit béo omega-3 tuyệt vời. Việc tiêu thụ Omega-3 là rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, hải sản còn bao gồm nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi như: protein, canxi, vitamin D và sắt. Những chất dinh dưỡng này góp phần thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, trẻ sơ sinh và cả sau này.

 

 

 

Bà bầu có nên ăn hải sản ?
Bà bầu có nên ăn hải sản

 

 

Vậy nếu mẹ thắc mắc bà bầu có nên ăn hải sản ? câu trả lời là hoàn toàn có. Tuy nhiên, mẹ nên ăn với một lượng vừa phải, đúng cách vì trong hải sản thường chứa thủy ngân. Một chất gây ra độc tố gây bệnh nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều.

Bên cạnh đó, các mẹ nên ăn từ từ để xem cơ thể có phản ứng, dị ứng không. Nếu cơ thể mẹ có tiền sử dị ứng, nhạy cảm thì không nên ăn vì thai nhi có phát triển và hoàn thiện hay không đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.

>>> Mẹ có thể quan tâm:

Bổ sung nguồn dưỡng chất có trong hải sản một cách khoa học không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường khả năng chống lại các loại bệnh phổ biến như cảm, ho, sổ mũi,… mà còn giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được suôn sẻ hơn.

 

1. Nguồn cung cấp omega 3 dồi dào

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, bà bầu ăn hải sản còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.

 

2. Cung cấp protein

Tất cả các loại hải sản đều chứa nguồn protein, một chất có giá trị dinh dưỡng rất cao trong việc hỗ trợ phát triển hệ cơ và xương. Ngoài ra, đây còn là dưỡng chất có tác dụng tạo phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp định hình nên các mô tế bào đang dần hình thành của thai nhi. Protein còn giúp duy trì năng lượng cho mẹ bầu mang thai trong suốt thai kỳ.

 

3. Cung cấp canxi

Nhu cầu canxi tối thiểu mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ là 700 – 800mg/ngày. Bổ sung canxi còn giúp mẹ bầu ngừa loãng xương và điều hòa quá trình đông máu, đồng thời, hỗ trợ phát triển khung xương cho thai nhi. Với dưỡng chất như vậy đã giúp mẹ câu hỏi bà bầu ăn hải sản được không

 

4. Cung cấp vitamin B6

Ăn các loại hải sản giàu vitamin B6 như cá hồi giúp các mẹ bầu giảm chứng ốm nghén và thiếu máu trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, chất này rất cần thiết cho quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

 

Những loại hải sản nào mẹ cần tránh khi ăn?

 

 

Bà bầu ăn hải sản
Bà bầu nên tránh những loại hải sản nào ?

 

 

Với những nguồn dinh dưỡng mà hải sản mang lại, thì mẹ có thể an tâm ăn bất cứ lúc nào với số lượng yêu cầu không quá 340gram cho 1 tuần. Đặc biệt trong 3 tháng đầu và tháng cuối mang thai, mẹ cần đảm bảo ăn hải sản với một lượng phù hợp, khoa học và hợp lý hơn nữa. Vì đây là thời điểm mẹ dễ ốm nghén và cảm thấy khó chịu trong người.

Bên cạnh đó, khi ăn hải sản, mẹ cần tránh ăn 2 nhóm thực phẩm sau:

 

1. Tránh ăn loại có hàm lượng thủy ngân cao

Bà bầu ăn hải sản được không? Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao. Bởi vì thủy ngân nếu đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.

Bà bầu nên ăn hải sản vào tháng thứ mấy? Mẹ có thể ăn tùy theo sở thích nhưng đúng liều lượng. Tuy nhiên, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên tránh ăn các loại có kích thước to như: cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn cá cơm, cua, cá hồi, cá cơm,… Những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa mẹ

 

2. Tránh ăn hải sản tươi sống

Không ăn các loại hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống chưa được nấu chín như hàu sống,… Vì đồ sống có chứa nhiều ký sinh trùng và mầm bệnh khó lường cao hơn so với cá và hải sản đã được nấu chín.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng mẹ nên làm chín dưới nhiệt độ 63°C trước khi ăn. Ở nhiệt độ này, các mầm bệnh và tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

 

 

Bà bầu nên ăn hải sản
Bà bầu nên tránh ăn hải sản sống

 

Những lưu ý cho mẹ bầu trước khi ăn hải sản

Để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ nên nhớ các nguyên tắc khi ăn hải sản sau đây:

  • Nên ăn hải sản lúc còn nóng, hạn chế ăn hải sản đã nguội.
  • Không ăn hải sản đã chế biến để qua đêm và hạn chế rã đông thực phẩm
  • Nếu mẹ dự định nấu món cá phi lê, mẹ hãy kiểm tra xem cá đã được nấu chín chưa bằng cách dùng dao nhọn xẻ thịt và kéo sang một bên. 
  • Các loại hải sản như tôm, tôm hùm thường chuyển sang màu đỏ khi nấu chín. Đối với sò điệp sẽ có màu trắng sữa, trắng đục và thịt nhìn chắc hơn. Đối với nghêu, sò, trai và hàu, mẹ nên chọn những con mở vỏ sau khi nấu chín để ăn. Nếu không mở vỏ, mẹ hãy vứt chúng đi.
  • Hầu hết các loại hải sản nên được đun nấu ở nhiệt độ trên 100 độ C và mẹ nên ăn hải sản hấp, luộc thay vì đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản 1 tuần từ 1–2 lần với khoảng 300g – 340g cho tất cả các loại.

Quá trình mang thai luôn khiến mẹ mệt mỏi và muốn ăn mọi thứ. Hy vọng với những kiến thức trên đây đã giúp mẹ trả lời bà bầu có nên ăn hải sản. Từ đó, mẹ sẽ trang bị cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục