Trong giai đoạn đầu đời, “khóc” chính là ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ. Trung bình một ngày, bé có thể khóc hơn 3 tiếng một ngày. Dù thời gian khóc chỉ chiếm 1/8 ngày, nhưng cũng có thể để khiến cha mẹ thấy hoảng loạn, lo lắng. Hiểu được tiếng khóc của con là một việc cần thiết và quan trọng với bất cứ ông bố bà mẹ nào. Để những giờ phút chăm con thoải mái và vui vẻ hơn, hãy cùng Bibo Mart học cách đoán ý của trẻ qua tiếng khóc nhé!
Khi gia đình có thêm một thiên thần nhỏ, chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng có quãng thời gian khó khăn vì những tiếng khóc của con. Mỗi khi bé khóc, cha mẹ lại cảm thấy căng thẳng. Ba mẹ sẽ cố tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu của con, dỗ con nín khóc. Tuy nhiên, chỉ cần để ý một chút bạn có thể đoán được ý của bé
“Con đói”
Tiếng khóc lặp đi lặp lại, to và càng lúc càng to hơn nếu chưa được đáp ứng. Thậm chí, tiếng khóc nghe còn có vẻ hoang dại. Ngoài ra, bé còn quơ cào tay khắp nơi. Với bé lớn hơn thì cho tay vào miệng mút mạnh, nghe rõ mồm một tiếng chụt chụt. Đầu bé sẽ quay bên nọ, bên kia để tìm vú mẹ. Nếu đưa một ngón tay cái của mẹ vào gần mồm bé, bé há ra và mút hoặc nếu bố/bà bế bé, bé rúc vào ngực thì chứng tỏ bé đang đói. Nếu bé đang ngủ cũng có thể kiểm tra như vậy.
“Con có khí trong bụng, con muốn ợ hơi”
Tiếng khóc thương xuất hiện ngay sau khi ăn xong, nghe chói tai (ở tông giọng cao), cường độ cao. Ngoài ra, đầu gối bé có thể co lên đến ngực, ưỡn lưng.
“Con bị kích thích quá” – “Con muốn dừng chơi” – “Thế này là quá sức với con”
Tiếng khóc nghe tương phản nhau, có thể là những tiếng cười và những tiếng càu nhau thay phiên nhau. Càng lúc cường độ càng cao hơn. Bé sẽ quay đầu khỏi âm thanh hoặc ánh sáng quá kích ứng so với bé.
“Con mệt và muốn đi ngủ”
Tiếng khóc nghe giống như bé đang cáu kỉnh, âm thanh không cao, dừng rồi lại tiếp tục, rồi lại dừng. Mẹ có thể dỗ dành bé hết khóc, nhưng sau đó bé lại tiếp tục khóc nếu chưa ngủ được. Với các bé nhỏ dưới 3 tháng tuổi, trước khi bé khóc vì buồn ngủ có thể dụi mắt, mắt lờ đờ, ngáp, không muốn chơi, mút tay.
“Con bị đau bụng”
Tiếng khóc to, đều đều và có thể kéo dài hàng giờ liền mỗi ngày. Dấu hiệu khác: đau bụng thường xuất hiện vào cùng một thời điểm trong các ngày khác nhau, thường là chiều muộn hoặc tối. Nếu bé bị đau bụng thì bụng bé dường như to hơn, gõ vào hơi bộp bộp, bé có thể co duỗi chân liên tục và đánh rắm khi khóc.
“Con thấy chán, con muốn được mẹ quan tâm”
Tiếng khóc nghe giống như là một tiếng hét hơn.
“Con muốn mút mát”
Tiếng khóc nhỏ, kiểu rên rỉ, bé mút môi hoặc mút tay chùn chụt. Đây là kiểu tiếng khóc dễ bị nhầm lẫn với việc bé đói nhất. Thực sự có những khoảng thời gian trong ngày, nhất là trước khi đi ngủ hay khi chuyển giấc, bé có nhu cầu được mút cái gì đó, nếu là ti mẹ thì tuyệt nhất rồi. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với khi bé đói là mẹ cho ngậm ti bé hết khóc ngay, nhưng khi sữa về nhiều lại nhả ra, rồi lại đòi tiếp, mẹ cho lại ngậm và sữa xuống lại nhả ra.
Tiếng khóc của mỗi trẻ là khác nhau. Để có thể chăm sóc con tốt và dễ dàng hơn, cha mẹ cần lắng nghe và chịu khó để ý đến biểu hiện của bé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, các mẹ đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chuyên mục BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI của BiBo Mart nhé! Chúc các mẹ có những giờ phút vui vẻ và thoải mái hơn bên bé yêu của mình.
Nguồn: Cẩm nang BiBo Mart