Làm gì khi trẻ bị sốt? 5 điều cha mẹ cần hết sức tránh khi trẻ bị sốt

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Sốt cao là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng khiến các bậc cha mẹ hết sức bối rối, lo lắng. Vậy phải làm gì khi trẻ bị sốt? Chuyên gia Bibo Care xin trích dẫn lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai để giúp cha mẹ trả lời thắc mắc này.

 

Cảnh báo: 5 việc tuyệt đối không được làm khi trẻ lên cơn sốt
Trẻ bị sốt

1. Trẻ cứ sốt cao là bị bệnh?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sốt cao mới chỉ là triệu chứng ban đầu chứ chưa hẳn là bệnh. Vì nếu sốt cao mà trẻ vẫn sinh hoạt, ngủ nghỉ bình thường thì là một hiện tượng tốt. Điều này có thể giải thích rằng cơ thể của trẻ đang chống chọi lại vi trùng xâm nhập.

TS Dũng chia sẻ: “Nếu sốt cao mà không làm bé biếng ăn, khó ở, không khiến bé khó chịu thì không nên trị sốt mà để nguyên vì phần lớn bệnh nhiễm trùng tự khỏi rất nhanh.

Cũng có một vài trường hợp trẻ sốt cao dẫn tới co giật, thậm chí là tím tái người khiến trẻ không muốn ăn, quấy khóc làm ba mẹ lo lắng. Khi đến khám, bác sỹ chẩn đoán đó là co giật lành tính, nguyên nhân là do sốt cao. Trước kia, khi trẻ co giật lành tính như vậy, ba mẹ thường lo con bị bại não nhưng qua điều trị nhiều năm nay chưa thấy có trường hợp nào như vậy. Các bác sỹ khuyến cáo trong trường hợp này không cần uống thuốc, cũng không cần điện não đồ sau khi trẻ co giật”.

 

2. Những loại thuốc ba mẹ nên cho con uống khi bị sốt

Khi trẻ sốt đến nhiệt độ 38,5 độ, ba mẹ thường vô cùng lo lắng và nghĩ ngay đến việc cho con uống thuốc. Có hai loại thuốc bác sỹ khuyên nên cho trẻ uống trong trường hợp này:

Ibuprofel: Là loại thuốc được sử dụng phổ biến ở Châu Âu vì tác dụng hạ sốt nhanh hơn. Nguyên nhân mà loại thuốc này không phổ biến ở Châu Á là do bệnh sốt xuất huyết. Nếu bị sốt xuất huyết, uống Ibuprofel sẽ khiến bệnh tình nguy hiểm hơn.

Pracetamol: Loại thuốc này được người Châu Á ưa chuộng dùng hơn. Vì không tác động đến tình trạng sốt xuất huyết như Ibuprofel.

Hai loại thuốc trên về cơ bản đều có công dụng tương đương nhau trong việc hạ sốt. Chỉ vì những đặc điểm vùng miền, môi trường sống khác nhau nên sẽ ưu tiên dùng loại thuốc nào hơn mà thôi.

TS Dũng cũng chia sẻ thêm: Bác sỹ thường sai lầm khi cho trẻ dùng xen kẽ cả hai loại thuốc trên. Vì đã có thí nghiệm trên cơ thể người về việc cho trẻ uống 2 loại thuốc này:

Trường hợp 1: Chỉ uống Ibuprofel, trẻ nhanh khỏi hơn Pracetamol

Trường hợp 2: Uống xen kẽ cả hai loại thuốc trên thu được kết quả khả quan hơn, trẻ nhanh khỏi hơn trường hợp 1. Tuy nhiên, bác sỹ cũng khuyên ba mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ như vậy mặc dù nhanh khỏi hơn. Vì hai loại thuốc có liều lượng khác nhau, nếu uống như vậy sẽ không tốt cho cơ thể trẻ. Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc và đang duy trì uống xen kẽ thì bác sỹ sẽ rất khó chẩn đoán bệnh chính xác.

 

3. Dùng thuốc nhét hậu môn có tốt không?

Loại thuốc này thường dùng cho trẻ không thể uống thuốc hoặc uống vào nhưng lại nôn ra. Liều lượng tương tự như thuốc uống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm nhất định là việc hấp thu có thể diễn ra không thường xuyên. Có thể lần này thuốc có tác dụng, hấp thu vô cùng tốt nhưng lần sau thuốc lại không có tác dụng. Hiện tượng này gọi là hấp thu thất thường. Nhược điểm thứ hai của phương pháp này là: nếu trong trực tràng của trẻ có phân thì thuốc hoàn toàn không còn tác dụng, vì không thể hấp thu được.

Đối với những mẹ còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con thì khi gặp trường hợp bé sốt cao như vậy sẽ rất lo lắng, lúng túng. Bố mẹ thường khăn gói cho con đi viện ngay. Nhưng bác sỹ khuyên ba mẹ rằng: chỉ những trường hợp sốt cao mới cần tới bệnh viện, trường hợp sốt trong kiểm soát thì không cần đến bệnh viện.

 

4. Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Lạm dụng miếng hạ sốt:

Khi trẻ bị sốt, không nên dùng miếng dán hạ sốt vì tác dụng hạ sốt không quá rõ ràng. Chúng ta nên dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở trán, hai hốc nách, bẹn. Cứ 2-3 phút lại thay khăn một lần. Việc làm này sẽ giúp trẻ thoải mái và nhanh hạ sốt hơn là dùng miếng dán.

 

Cảnh báo: 5 việc tuyệt đối không được làm khi trẻ lên cơn sốt
Mẹ không nên lạm dụng miếng dán hạ sốt

Chườm lạnh:

Thực tế, phương pháp này không những không giúp trẻ hạ sốt mà còn gây hại cho trẻ. Nếu trẻ sốt do nhiễm khuẩn hay viêm phổi thì việc chườm lạnh sẽ làm con nhiễm lạnh, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Nhiều trẻ có thể bị bỏng lạnh nếu ba mẹ dùng đá lạnh để chườm.

Việc chườm lạnh, đắp khăn lạnh hay tắm lạnh chỉ được áp dụng trong trường hợp người bệnh say nắng, say nóng mà thôi. Nhưng cách làm này hiệu quả cũng không cao.

Đóng kín cửa:

Khi trẻ sốt tuyệt đối không được đóng kín cửa hay đắp chăn kín mít. Việc làm này chỉ khiến bệnh tình càng thêm nghiêm trọng hơn mà thôi. Phải mở cửa hoặc mở quạt để không khí trong nhà được lưu thông. Cha mẹ cũng nên cho con nằm ở những không gian thông thoáng để con dễ chịu.

Uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt dưới 38,5 độ:

Khi trẻ sốt chưa quá 38,5 độ thì ba mẹ không nên vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt. Trong trường hợp này, mẹ hãy cởi bớt quần áo của trẻ, cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. Tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ sẽ gây khó khăn khi bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh của con.

Cảnh báo: 5 việc tuyệt đối không được làm khi trẻ lên cơn sốt
Không nên cho bé uống thuốc khi chưa sốt cao

Ăn kiêng:

Khi trẻ ốm, việc ăn uống nếu quá kiêng khem sẽ khiến cho trẻ lâu lành bệnh vì thiếu chất. Điều này có thể dẫn tới một số loại bệnh không đáng có như: suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm,… Để trẻ nhanh hồi phục sau khi ốm dậy, mẹ hãy bổ sung đa dạng dưỡng chất trong thực đơn của con. Có thể cho con uống thêm các loại vitamin để bổ sung sức đề kháng cho bé.

 

5. Cách xử lý khi trẻ bị co giật

Khi trẻ sốt cao dễ xảy ra hiện tượng co giật và sùi bọt mép. Lúc này, ba mẹ cần bình tĩnh để xử lý tình huống này như sau:

– Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng và không động gì đến trẻ

Cảnh báo: 5 việc tuyệt đối không được làm khi trẻ lên cơn sốt
Bác sĩ hướng dẫn các bước xử lý khi bé lên cơn co giật khi sốt

– Bước 2: Nếu trẻ nghiến răng tuyệt đối không được vuốt ngực hay day người trẻ

– Bước 3: Chèn khăn vào giữa hai hàm răng của trẻ để đề phòng trẻ cắn vào lưỡi. Chỉ chèn khăn khi cằm của con đã mềm ra.

– Bước 4: Trong trường hợp trẻ co giật quá 5 phút, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

 

Hy vọng thông qua bài viết trên, các bậc cha mẹ đã biết thêm những kiến thức bổ ích về việc nên và không nên làm gì khi trẻ bị sốt. Trong quá trình trẻ lên cơn sốt, hãy thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể bé nhé. Mời cha mẹ tham khảo các sản phẩm nhiệt kế đang bán tại Bibo Mart!

 

Theo Soha.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *