Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là bao lâu ? Làm thế nào để trẻ ngủ ngon

cách trị nẻ má cho bé

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi con người đã nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ. Và đối với trẻ em nhất là trẻ sơ sinh càng nên được các bậc phụ huynh quan tâm và chăm chút. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng sẽ giúp trẻ có được một giấc ngủ sâu làm cho thể chất và trí tuệ trẻ phát triển một cách tốt nhất.Vậy thời gian ngủ đủ của trẻ sơ sinh là bao lâu? Và làm thế nào để giúp trẻ có giấc ngủ tốt? Cùng BiBo Mart đi tìm hiểu ngay nhé !

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ

Giáo sư Yvonne Kelly, Khoa Dịch tễ học và Y tế cộng đồng ĐH London, cho biết: “Giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe trong suốt cuộc đời. Giờ ngủ không điều độ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vậy nên, giờ ngủ thất thường, đặc biệt ở những thời điểm then chốt cho sự phát triển của trẻ có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe sau này”.

Trẻ sẽ lớn lên trong khi ngủ

Có lẽ, bạn đã từng được nghe về điều này từ những người có kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ. Kết quả nghiên cứu khoa học cũng cho thấy khi trẻ ngủ ngon và đủ giấc, não bộ sẽ tiết ra nhiều hóc-môn tăng trưởng, giúp trẻ nhanh lớn và khỏe mạnh hơn.

Phát triển trí não

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh còn quan trọng ở chỗ chúng là một trong những yếu tố cần thiết để não bộ của em bé phát triển tốt. Nếu trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày, não sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn. Vì vậy, vẫn có quan điểm cho rằng đứa trẻ sơ sinh nào ngủ càng nhiều thì chúng càng thông minh.

Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Thông qua các kết quả nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia về nhi khoa đã khẳng định hệ thống thần kinh trung ương ở những đứa trẻ sơ sinh ngủ nhiều và ngủ sâu giấc sẽ phát triển tốt hơn so với những đứa trẻ ngủ không đủ giấc.

Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần

Càng ngủ nhiều, cơ thể của trẻ càng được thư giãn. Điều này đồng nghĩa với việc em bé của bạn sẽ có những biểu hiện vui vẻ và hạnh phúc như cười, đùa giỡn… nhiều hơn thay vì cứ khóc suốt ngày.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh

Nếu trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch của chúng sẽ được củng cố và trở nên khỏe mạnh hơn. Đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ đủ sức đương đầu với các loại bệnh, đặc biệt là những căn bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của những bà mẹ đang chăm sóc em bé vừa chào đời đó là phải chăm chút cho giấc ngủ của con mình, đảm bảo cho trẻ được ngủ theo nhu cầu của chúng.
Ngủ đủ giấc giúp não bộ trẻ phát triển tốt hơn

Thời gian ngủ đủ đối với trẻ

Trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh ngủ khá nhiều, khoảng 10 tiếng 30 phút – 18 tiếng. Ban ngày bé ngủ 7-8 tiếng, đêm ngủ liền 8 tiếng 30 phút.
Giờ giấc ngủ của bé sơ sinh không theo một quy luật nào. Bé có thể chợp mắt vài chục phút hoặc ngủ liền mấy tiếng đồng hồ. Bé thường thức dậy khi đói. Trẻ mới sinh cần ngủ trưa 2 tiếng mỗi ngày cho đến khi tròn 3 tháng tuổi.

Bé 1 tháng tuổi

Khi bé tròn 1 tháng tuổi, bé sẽ ngủ từ 10 tiếng 30 phút – 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày sẽ ngủ khoảng hơn 6 tiếng, đêm ngủ hơn 8 tiếng. Giai đoạn này bé đã biết phân biệt ngày đêm và có thể ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Ban ngày bé vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ.

Bé 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi vẫn cần ngủ từ 10 tiếng 30 phút – 18 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên thời gian ngủ ban ngày ít đi khoảng hơn 5 tiếng, ban đêm giấc ngủ bé sẽ kéo dài hơn khoảng 10 tiếng. Dù thời gian này bé đã thức hơi nhiều hơn, nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo từ 2-4 giấc ngủ ngắn mỗi ngày cho bé. Một số bé có thể bỏ bú sữa đêm và ngủ liền mạch.
Giữa tuần thứ 6-8, khả năng phân biệt ngày-đêm của bé phát triển rõ rệt. Đến trước 10 tuần tuổi, khả năng này sẽ hoàn thiện.

Bé 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi cần ngủ khoảng 10-16 giờ. Ban ngày bé cần ngủ ít nhất 5 tiếng, ban đêm ngủ 10 tiếng. Hầu hết các bé đều ngủ liền 6-8 tiếng mỗi đêm.
Giai đoạn 3 tháng tuổi cũng là thời điểm vàng để rèn cho bé lịch ngủ đúng giờ. Nếu bé gặp vấn đề về giấc ngủ, mẹ có thể mát-xa hoặc cho bé nghe nhạc thư giãn.

Bé 6 tháng tuổi

Khi tròn 6 tháng tuổi, bé ngủ từ 13-14 tiếng. Ngày ngủ ít hơn (chỉ khoảng 4 tiếng) nhưng đêm sẽ ngủ xuyên khoảng 10 tiếng. Đến 9 tháng tuổi, giấc ngủ ngày của bé sẽ giảm chỉ còn 1 giấc vào buổi sáng, và 1 giấc vào buổi trưa.

Bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi ngủ từ 13-14 tiếng mỗi ngày. Ban ngày bé ngủ chỉ gần 3 tiếng, ban đêm ngủ hơn 11 tiếng. Bé sẽ ngủ ngày hai giấc, một giấc vào buổi sáng, và một giấc vào buổi trưa.

Bé 12 tháng tuổi

Tròn 12 tháng tuổi, bé ngủ từ 12-14 tiếng mỗi ngày, ngày ngủ hơn 2 tiếng, đếm ngủ hơn 11 tiếng. Giấc ngủ ngày của bé sẽ ngắn đi, và giấc ngủ đêm kéo dài ra. Dần dần ngày bé sẽ chỉ ngủ một giấc trưa.

Bé 18 tháng tuổi

Bé 18 tháng ngủ khoảng 12-13 tiếng mỗi ngày. Ban ngày bé ngủ từ 1-2 tiếng, ban đêm ngủ khoảng hơn 11 tiếng.

Bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi ngủ từ 12-13 tiếng mỗi ngày. Ban ngày bé ngủ hơn 1 tiếng, ban đêm ngủ 11 tiếng.

Bé 3 tuổi

Bé 3 tuổi có thời gian ngủ ít hơn khoảng 12-13 tiếng mỗi ngày. Ban ngày bé ngủ 1 tiếng hoặc ít hơn, ban đêm ngủ hơn 11 tiếng.

Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ tốt?

– Nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.
– Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc.
– Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị…). Trường hợp trẻ có tiêu tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không la mắng.
– Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” … để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
– Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi.
– Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm, mộng du), cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến bác sĩ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *