Trẻ nhỏ quấy khóc là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên hiện nay, không ít bà mẹ có suy nghĩ rằng không dỗ khi con khóc để bé hình thành được tính cách mạnh mẽ, tự lập từ trong nôi. Sự thực có phải như vậy hay không? Trong bài viết sau, Bibo Mart sẽ giúp mẹ lý giải thắc mắc “Cha mẹ có nên dỗ khi trẻ khóc hay bỏ mặc để con tự nín?“. Mời bạn đón đọc!
1. Bé được dỗ khi khóc sẽ biết cách truyền tải cảm xúc của mình khi lớn lên
Thông thường, khi khóc hơn 30 phút, giọng của bé sẽ ngày càng yếu đi. Nhưng bạn không nên nghĩ rằng mình đã đủ nhẫn nại để bé tự nín khóc. Kỳ thực, hành động này của bạn sẽ khiến bé cảm thấy tín hiệu mình phát đi không được xem trọng. Bé trở nên lúng túng và không biết làm sao để truyền tải cảm giác của mình đến mẹ hay người xung quanh.
Dần dần nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên, bé sẽ mất hứng thú với thế giới bên ngoài; thậm chí có xu hướng che giấu suy nghĩ, tình cảm và nguyện vọng của bản thân, không muốn bộc lộ nữa. Những bé được giáo dục từ nhỏ bằng cách này khi lớn lên trong đầu thường thiếu đi ấn tượng về mẹ; không cảm nhận được tình yêu thương của những người thân nhất. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến khuynh hướng khép kín, tự kỉ; có trẻ đến 5 – 6 tuổi vẫn không có năng lực nói chuyện.
2. Dỗ bé khi khóc sẽ hỗ trợ hô hấp từ thần kinh phản xạ của bé
Bé mới sinh thường có hệ hô hấp rất nhanh, cạn và thiếu chuẩn xác. Nhiều người cho rằng điều này sẽ được cải thiện một cách tự nhiên từ bản thân bé. Tuy nhiên thực tế là nếu thiếu đi sự hỗ trợ từ mẹ; bé sẽ rất khó học được cách hô hấp chính xác.
Bé sơ sinh trong lúc ngủ vẫn ở trạng thái căng thẳng. Nguyên nhân có thể do sự bất an ngay từ lúc bé được sinh ra, rời khỏi môi trường an toàn là bụng mẹ. Khi bé khóc, hô hấp sẽ trở nên kịch liệt và khó chịu hơn bao giờ hết; bởi hệ hô hấp chưa hoàn thiện để lấy đủ oxy. Lúc này, nếu mẹ đến bế ngay vào lòng sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng an tâm, hô hấp dần bình ổn lại. Cứ thế dần dần bé sẽ ghi nhớ được phương pháp hô hấp khiến mình dễ chịu này.
Thông thường, với những bé thiếu đi sự vỗ về của mẹ trong những lúc bé khóc truyền tín hiệu; hệ hô hấp của bé sẽ không được thông suốt, bé thiếu khả năng phối hợp và điều chỉnh hô hấp với những thay đổi của cơ thể và môi trường. Thậm chí, trẻ có thể mang theo những vấn đề về hô hấp về sau này.
3. Bé sẽ không mắc phải tình trạng chậm nói hay bất an về tinh thần
Bé sơ sinh cần sự có mặt và vỗ về lập tức của mẹ ngay khi bé khóc truyền tín hiệu, nhất là trong 7 tháng đầu sau sinh. Hành động bế con ngay khi bé khóc không những không làm bé ỷ lại mà còn có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho bé, sự độc lập này xuất phát tự nhiên khi bé có đủ cảm giác an toàn và thỏa mãn.
Ngôn ngữ là tiếng nói giao lưu giữa mẹ và con, nhưng quan trọng hơn là tiếng nói trong tâm hồn nếu không được tiếp nhận và phản hồi đúng lúc thì sẽ không thể bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cho trẻ về sau.
>>>
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care