Bé bị tiêu chảy kéo dài mẹ sử dụng 7 loại trái cây này chữa ngay cho con nhé

Thực tế, khi bị tiêu chảy người ta sẽ nghĩ ngay đến dùng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian dưới đây mà không sợ đến tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Hồng xiêm

Trong Đông Y vị chat của hồng xiêm có tác dụng đặc biệt để chữa bệnh tiêu chảy. Chất tannin trong hồng xiêm xanh tạo ra vị chat thường dùng để sắc lấy nước uống chữa bệnh ỉa chảy. Cách làm đơn giản : Mẹ lấy 15 -20 g hồng xiêm xanh sắc với 200 ml nước rồi chia ra uống ngày 2 lần.
Không những chỉ quả ngay cả vỏ thân hồng xiêm cũng chứa nhiều titan để sử dụng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả.
Măng cụt
Vỏ măng cụt cũng chứa 7 -13 % tannin, nhựa đắng và chất mangostin kể cả cây cũng chứa chất tannin. Vị chát này của măng cụt sẽ làm săn chắc da và trị tiêu chảy, kiết lỵ. Cách làm như sau:
Mẹ lấy 10 vỏ măng cụt cho vào nồi đất rồi đậy kín bằng tàu lá chuối. Sau đó đun sôi thật kỹ cho đến khi vỏ măng cụt phai ra nước có màu sẫm. Khi đó mẹ tắt bếp, đổ nước ra cho bé uống 3-4 chén/ ngày.
Ngoài ra, vỏ cây măng cụt cũng có thể chữa tiêu chảy bằng cách làm tương tự. Cho vỏ cây vào nồi đất rồi dùng 2 chén nước, sắc như thuốc, đun nhỏ lửa 15 -30 phút. Sau đó đổ nước ấm ra uống mỗi lần 1 ly nhỏ.
Vỏ quả lựu
Tương tự như vỏ măng cụt, vỏ lựu cũng có tính chát, vị chua có tác dụng cầm tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy ra máu.
Mẹ dùng vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần chỉ 1 bát nước sau đó chờ cho đến khi cô đặc lại còn 250 ml thì tắt bếp và uống lúc ấm. Ngày mẹ chia ra làm 3-4 lần cho con uống để nhanh khỏi bệnh.
Vỏ quả lựu trị tiêu chảy bạn đã biết chưa?
Ngoài trị tiêu chảy, quả lựu còn có tác dụng tốt để hạ cholesterol, chống lão hóa và chữa chứng hẹp động mạch cảnh.
Quả vải
Vải ngoài vị ngọt dịu, dễ ăn còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Hạt vải có vị chát, tính ôn trong Đông y dùng để trị tiêu chảy.
Mẹ chỉ cần lấy 4-8 gr hạt vải sấy khô rồi tán bột mịn cho bé uống hoặc sắc lấy nước cho trẻ em đều được.
Chuối
Mặc dù những người bị đau dạ dày không nên ăn chuối tiêu nhưng với bệnh ỉa chảy thì chuối có thể giúp các triệu chứng giảm đi. Đó là bởi chất xơ pectin trong chuối và chất inulin sẽ hấp thu chất lỏng có trong dạ dày suốt quá trình tiêu chảy. Một loại probiotic có ở chuối sẽ giúp khôi phục vi khuẩn có ích cho dạ dày nhờ vậy mà bạn sớm thoát khỏi bệnh đi ngoài, phân lỏng.
Quả táo
Trong trái táo cũng có chứa nhiều pectin hơn các loại trái cây khác. Chất này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Nhờ vậy các triệu chứng tiêu chảy của trẻ sẽ giảm đi.
Các bộ phận của cây ổi thường chứa hàm lượng tannin cao để cầm tiêu chảy rất tốt
Quả ổi
Các bộ phận của cây ổi thường chứa hàm lượng tannin cao để cầm tiêu chảy rất tốt. Mẹ có thể sử dụng búp ổi, lá ổi làm vị thuốc dân gian đễ chữa bệnh tiêu chảy như sau:
Búp ổi: 20 g sao qua với vỏ quýt khô 10 g, gừng nướng chín 10 g. Tất cả cắt nhỏ và sắc với 400 ml nước cho tới khi chỉ còn 100 ml thì bỏ ra uống ngày 2 lần.
Lá ổi: Đây là loại lá dùng phổ biến để chữa đau bụng và tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Cách làm đơn giản lấy 20 g lá ổi đã phơi khô với 20 g vỏ bòng khô, kèm theo 10 g lá chè tươi và gừng tươi 2 lát. Sắc chung lấy nước uống ngày 2-3 lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *