Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ không? Bé mấy tháng cho ngủ riêng?
17 Th5
Trong khi nền văn hóa phương Tây thường rèn luyện cho con lối sống tự lập một mình từ sớm; thì các gia đình Việt lại nuôi dưỡng con theo kiểu truyền thống; chăm sóc bé một cách toàn diện từ bé đến lớn. Ngay cả trong giấc ngủ, trẻ em Việt cũng thường ngủ chung với cha mẹ thay vì ngủ trong phòng riêng. Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ không? Bé mấy tháng cho ngủ riêng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Bibo Mart nhé!
Ngủ chung với bố mẹ sẽ giúp bé được bồi dưỡng tình cảm vì được cha mẹ vỗ về, ru ngủ. Từ đó giúp bé cảm nhận được sự an toàn và thoải mái để chìm vào giấc ngủ sâu. Chưa kể, khi ngủ cùng phòng bố mẹ, nếu chẳng may bé bị ốm thì sẽ tiện chăm sóc con hơn.
Trên thực tế, việc cho bé ngủ chung với bố mẹ hay ngủ riêng trong giường cũi, phòng riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những trường hợp cho thấy trẻ vẫn cần ngủ chung với bố mẹ bao gồm:
Trẻ còn quá nhỏ, đang trong thời kỳ bú mẹ hoàn toàn và thường quấy khóc vào ban đêm.
Trẻ thường xuyên đau ốm, bệnh vặt; ở chung với cha mẹ, nhất là vào ban đêm, để tiện theo dõi tình hình sức khỏe của con.
Gia đình không có đủ điều kiện lẫn không gian để làm phòng riêng cho bé ở.
Tâm lý của bé chưa sẵn sàng để tạm rời xa cha mẹ khi ngủ; bé sợ hoặc gặp ám ảnh tâm lý khi phải ở một mình.
2. Tác hại khi cho bé ngủ riêng từ quá sớm
Tiến sĩ Nils Bergman, bác sỹ nhi khoa tại Đại học Cape Town ở Nam Phi phát hiện ra rằng; việc để bé ngủ một mình trong đêm sẽ làm cho mối quan hệ, tình cảm giữa mẹ và bé ít gắn kết hơn. Trong khi đó, việc ngủ trên ngực mẹ sẽ giúp trái tim nhỏ bé của trẻ sơ sinh ít bị căng thẳng hơn so với việc bé phải ngủ một mình – bé được đặt trong cũi.
Theo nghiên cứu này, việc trẻ phải ngủ một mình quá sớm cũng ảnh hưởng không tốt đến não bộ của trẻ do trẻ hay bị giật mình trong đêm. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi sau này trong cuộc sống của trẻ.
Bergman đã tiến hành nghiên cứu về giấc ngủ của 16 trẻ sơ sinh. Ông phát hiện ra rằng trái tim của các em bé đã bị căng thẳng nhiều gấp 3 lần khi chúng phải ngủ trong một chiếc giường, hơn là trong lòng mẹ. Chỉ 6 trẻ ở nhóm nghiên cứu trên có một đêm ngủ yên trong chiếc giường nhỏ của riêng mình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự gián đoạn của chu kỳ giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và các cơ quan trong cơ thể đối với những trẻ nhỏ ngủ trong nôi. Tiến sĩ Bergman cảnh báo rằng việc thiếu ngủ ở giai đoạn này có thể gây ra các vấn đề về hành vi cho trẻ trong cuộc sống về sau. Ngủ không sâu, giấc ngủ bị gián đoạn, tim bị căng thẳng có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc tạo lập các mối quan hệ sau này.
2. Bé mấy tháng cho ngủ riêng?
Theo một nghiên cứu được đưa ra bởi tiến sĩ Nils Bergman, bác sỹ nhi khoa tại Đại học Cape Town ở Nam Phi cho biết. Trẻ sơ sinh nên ngủ chung giường với mẹ cho đến khi bé được ít nhất 3 tuổi.
Thời điểm này đảm bảo các yếu tố về thể chất, tinh thần của con đã ổn định để thích ứng với việc ngủ một mình. Bé tập ngủ riêng từ giai đoạn này sẽ hình thành được lối sống độc lập, tự giác hơn; đồng thời được kích thích tư duy và trí tưởng tượng.
Chưa kể, bé 3 tuổi cũng đã có những nhận thức đầu tiên về giới tính. Việc ngủ riêng sẽ giúp cả bố mẹ và con có không gian riêng tư và thoải mái hơn.