Trẻ từ 0-6 tháng tuổi và các mốc phát triển của trẻ cực kì quan trọng mẹ nên biết

Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi sẽ có các mốc phát triển của trẻ cực kì quan trọng. Sẽ có những bước mẹ cần phải biết để hỗ trợ bé phát triển các kỹ năng cần thiết, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có cách đối phó kịp thời. Đó là những mốc phát triển nào ? Hãy cùng tìm hiểu với BiBo Mart nhé 

Mốc phát triển từ 0 – 1 tháng tuổi

Một trong các mốc phát triển của trẻ đó là từ 0 – 1 tháng tuổi. Trong giai đoan này việc mẹ cần làm là:
  • Chú ý thay tã cho bé thường xuyên.
  • Cho bé bú khi bé đói
  • Cắt móng tay để giữ an toàn cho bé.
Trong thời gian đầu mới sinh bé chỉ dành đa phần thời gian để ăn và ngủ. Vậy nên cho bé ngủ trong phòng tối, tránh ánh chiếu thẳng vào mặt. Hãy tạo không gian yên tĩnh đễ giúp bé ngủ ngon hơn. Sau mỗi lần bé thức giấc hoặc khóc bạn nên kiểm tra thân nhiệt, tã của bé nếu có bất thường không. Nếu không phải bất thường do sức khỏe có thể là bé đang đói mẹ nên cho bé bú ngay.
các mốc phát triển của trẻ
1 tháng tuổi bé dành nhiều thời gian để ngủ
Vài tuần tiếp sau đó, bé sẽ bắt đầu chú ý đến giọng nói, khuôn mặt và biểu cảm của người thân đặc biệt là mẹ. Bé chỉ nhìn được vật khoảng cách từ 8-10 cm. Chĩnh vì thế nếu mẹ muốn trò chuyện cùng bé thì nên đến gần. Hãy để mặt sát vào mặt bé để bé được nhìn thấy mẹ và nghe rõ giọng nói của mẹ. Lúc này, thính giác của bé cũng bắt đầu làm quen và nhận biết những âm thanh quen thuộc chẳng hạn như lời nói của mẹ.
Lưu ý:  Khi bế bé dựng đứng mẹ nên dùng tay để giữ đầu của bé. Vì lúc này cổ bé còn rất yếu

Mẹ nên làm gì?

 

 

các mốc phát triển của trẻ
Mẹ làm gì với trẻ 1 tháng tuổi ?

 

 

  • Trong vài tuần đầu tiên sau sinh bạn nên thường xuyên âu yếm bé, nói chuyện với bé nhiều hơn. Mặc dù bé chưa hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt nhưng đây là cách để bé nhận biết giọng nói quen thuộc của mẹ, cũng giúp bé an tâm hơn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thói quen học cách nhận biết ngôn ngữ của bé. Bạn có thể biết lúc nào bé khóc do đói, lúc nào khóc do đau và lúc nào khóc do buồn ngủ… Việc này sẽ không hề dễ dàng nhưng chỉ cần kiên trì.
  • Khuyến khích bé sử dụng tay và chân nhiều hơn. Mặc dù, trong vài tuần đầu sau sinh bé của bạn chưa thể vận động tay chân dễ dàng và thành thục được. Nhưng ở những tuần cuối của tháng đầu tiên em bé của bạn cũng đã bắt đầu học cách di chuyển đôi tay lên miệng, hãy giúp bé để có cơ hội vận động nhiều hơn nhé.
  • Đừng quên cho bé tắm nắng: Trong 1 -2 tuần đầu sau sinh, em bé của bạn cần ở trong phòng thoáng mát, yên tĩnh. Tuy nhiên bạn nên cho bé ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng sớm. Nhớ là nên tắm nắng trước 9 giờ sáng để bé được cung cấp thêm vitamin D để phòng tránh còi xương cho bé.
  • Khi trò chuyện nên đến gần bé: Vì lúc này, bé yêu của bạn chưa nhìn được xa, hãy giúp bé thoải mái bằng trò chơi “ú òa” hoặc bắt chước âm thanh con vật nào đó.

Những dấu hiệu bất thường mẹ nên biết

Các mốc phát triển của trẻ
Những dấu hiệu bất thường ở trẻ mẹ cần lưu ý
Tùy vào cơ địa và môi trường sống mà mỗi đứa trẻ sẽ phát triển khác nhau. Thế nhưng nếu trẻ 1 tháng tuổi gặp những bất thường sau bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
  • Trẻ không chịu bú hoặc gặp khó khăn khi hút sữa
  • Không thể tập trung mắt và không thể di chuyển mắt theo những đồ vật chuyển động gần đó
  • Mắt không phản ứng với ánh sáng (không bị chói mắt khi ánh sáng chiếu vào…)
  • Không phản ứng lại với những tiếng ồn xung quanh

Mốc phát triển ở bé 3 tháng tuổi

Chúc mừng bạn, ở 3 tháng tuổi em bé của bạn đã bắt đầu bắt chước theo những biểu cảm trên khuôn mặt của bạn. Lúc này, bé yêu đã bắt đầu lảm nhảm bắt chước theo những âm thanh mà bạn thực hiện.
Hơn nữa, ở giai đoạn này, bé cũng đã biết tự ngẩng đầu mà không cần sự trợ giúp của mẹ nữa. 3 tháng tuổi bé học lăn bò, biết dùng tay để lắc đồ chơi và với những đồ chơi lơ lửng và đưa vào miệng. Đôi chân bé cũng trở nên linh hoạt hơn, có thể đá chân, giữ ở tư thế mà bé muốn.
các mốc phát triển của trẻ
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé yêu của bạn cũng đã biết phối hợp nhịp nhàng giữa chân và tay. Bé sẽ để mắt đến những vật mà bé quan tâm, tập trung chú ý vào những khuôn mặt. Quan trọng là ở thời điểm này bé đã quen với mọi chuyển động của bạn. Thật kỳ diệu phải không nào?!

Mẹ nên làm gì?

  • Nếu bé gặp khó khăn khi chuyển động tay hãy nhẹ nhàng hướng dẫn bé đưa từng ngón tay vào miệng. Có thể cho bé ngậm một núm vú giả để bé không mút ngón tay
  • Luyện kỹ năng và cơ bắp cho bé bằng cách khi bé ngồi trong lòng mẹ hoặc ngồi trên bụng mẹ. Hãy treo một số đồ chơi gần đó để bé tập với và di chuyển cơ thể cũng như tay để với đồ chơi và giữ nó.
  • Thường xuyên trò chuyện với bé nhiều hơn. Đừng quên gọi tên những đồ vật thân quen, đọc sách cho bé nghe. Ngoài ra, nên ôm ấp bé thường xuyên, dành thời gian chơi với bé.

Những dấu hiệu bất thường mẹ nên biết

 

 

các mốc phát triển của trẻ
Những điểm bất thường ở bé 3 tháng tuổi cần lưu ý

 

Đưa ngay bé đến bệnh viện nếu gặp các vấn đề dưới đây:
  • Bé không tự ngẩng đầu lên được
  • Không thể nhận biết được người thân quen qua giọng nói đặc biệt là mẹ
  • Không thể quan sát được các vật di chuyển
  • Bé không cười
  • Không phản ứng lại với những tiếng ồn xung quanh
  • Không hứng thú và không thích tiếp xúc với người lạ
  • Khó chịu với người thân và không thích đến những nơi lạ

Mốc phát triển của bé 4 – 7 tháng

Chào mừng bạn đến với thế giới đầy tiếng cười và âm thanh vui nhộn của bé từ 4-7 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, em bé của bạn cười và nói nhiều hơn mặc dù ngôn bạn sẽ chẳng hiểu bé đang nói gì. Một số bé 7 tháng tuổi đã bắt đầu biết chậm chững đi khi có sự hỗ trợ của mẹ, bé cũng tự ngồi vững mà không cần mẹ giữ nữa. Để thu hút sự chú ý bé có thể nắm và kéo ai đó về gần phía bé hoặc dùng động tác này để giữ đồ chơi của bé nếu ai đó muốn lấy đi. Kỹ năng cầm nằm và giữ đồ vật của bé đã thành thục hơn rất nhiều.
Trẻ tập cầm nắm đồ vật: Cột mốc phát triển quan trọng của bé
Bé 6 tháng tuổi biết cầm nắm đồ vật
Giai đoạn này, em bé của bạn cũng bắt đầu nhạy cảm với các giọng nói và hiểu được từ “ không” của mẹ. Đặc biệt, bé đã biết ngoảnh đầu lại khi ai đó gọi tên mình. Để giúp bé luyện kỹ năng di chuyển mẹ nên đặt những món đồ nhiều màu sắc ở xa để bé di chuyển và lấy nó. Hơn nữa đừng quên gọi tên từng màu sắc và tên từng món đồ chơi nhé, điều này sẽ có ích cho bé lắm đấy. Cho bé soi mình trong gương để bé luyện khả năng nhìn và khám phá bản thân chắc chắn bé sẽ thích thú, nhưng nhớ đảm bảo gương đặt ở vị trí an toàn nhé.

Mẹ nên làm gì?

 

Các mốc phát triển của trẻ
Ba mẹ nên làm gì khi bé nhà mình đến mốc phát triển này ?
  • Tích hợp những đồ chơi để giúp bé phát triễn kỹ năng phối hợp giữa tay, chân, mắt ….và khuyến khích bé giao tiếp bằng cách trò chuyện với bé nhiều hơn, chơi đùa các trò chơi vui nhộn với bé khi cho bé tắm.
  • Giới thiệu với bé tên của những thành viên trong gia đình và những người thường xuyên tiếp xúc và chơi với bé.
  • Luyện kỹ năng ngồi cho bé bằng cách đặt bé lên bụng hoặc sàn nhà an toàn và cho bé những món đồ chơi. Và nên giữ cho không gian của bé an toàn.
  • Giai đoạn này, mẹ nên thiết lập thói quen ngủ, ăn và chơi cho bé mỗi ngày.
  • Và từ tháng thứ 6 trở đi nên tập cho bé ăn dặm với bột ăn có vị ngọt và sữa.

Những bất thường mẹ nên biết

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé gặp một trong những vấn đề sau:
  • Không thể giữ đầu cố định
  • Không thể ngồi một mình
  • Không phản ứng với những tiếng ồn lớn xung quanh
  • Không thích mẹ và những người xung quanh
  • Không thể nắm bắt và giữ đồ vật trong tay
Trên đây là các mốc phát triển cúa trẻ mà các chuyên gia BiBo Care cho rằng rất quan trọng. Ba mẹ hãy lưu ý những mốc thời gian trên nhé. Chúc bé yêu nhà mọi người luôn khoẻ mạnh và ngoan ngoãn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *