Bí quyết: 6 mẹo dân gian nuôi con nhàn tênh, mẹ bỉm sữa nào cũng nên biết

Bà mẹ nào cũng mong nuôi con nhàn tênh. Bài viết sau sẽ chia sẻ bí quyết mẹo chăm con nhỏ theo dân gian được đúc kết lại, vô cùng thiết thực, mẹ cùng thử xem sao nha.

1. Trị hăm

Hăm là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Thay vì phải loay hoay không biết trị hăm như thế nào, mẹ có thể áp dụng ngay mẹo dân gian trị hăm bằng lá khế. Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch lá khế, để khô, sau đó giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Tìm một miếng vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của con.

Ngoài mẹo dân gian trị hăm bằng lá khế, mẹ cũng có thể sử dụng lá trầu không, chúng cũng có công dụng trị hăm tương tự như trên. Lấy 3 – 4 lá trầu không đem đi đun và để nguội. Dùng khăn giặt ướt bằng lá trầu không, sau đó nhẹ nhàng thấm lên vùng hăm của con.

2. Hạ sốt

Chăm con sợ nhất là lo con sốt. Mỗi lần thấy con sốt, các mẹ thường rất hoảng loạn và không biết cách xử trí như thế nào cho đúng. Theo mẹo xưa, mẹ có thể sử dụng 1 – 2 nắm lá diếp cá để giúp con hạ sốt nhanh chóng. Đầu tiên, mẹ phải đem lá diếp cá đi rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, sau đó đem đi đun sôi. Cho thêm chút đường và đưa cho con uống. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, mẹo dân gian hạ sốt bằng lá diếp cá này không áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

3. Nuôi con nhàn tênh với mẹo chữa ho

Ho là tình trạng mà trẻ nhỏ rất dễ mắc phải. Thông thường khi thấy con ho, mẹ sẽ lập tức cho con uống những loại siro trị ho ngay. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể thử lấy một ít hạt tía tô, sau đó đem tán nhuyễn mịn thành bột. Tiếp đó, hòa nước ấm vào bột, lọc bỏ bã và cho con uống khi ho. Đây là một trong những cách chăm con nhàn tênh mà các bà mẹ xưa vẫn hay dùng.

4. Cắt móng tay an toàn

nuoi con nhan tenh

Móng tay của trẻ rất nhỏ và bé, nhiều mẹ cắt móng cho trẻ nhưng chúng luôn cựa quậy, khóc lóc khiến mẹ không thể cắt chính xác và vô cùng bực bội. Cách tốt nhất, mẹ nên đặt trẻ vào địu quay mặt ra trước để có thể kiểm soát toàn bộ ngón tay, ngón chân của trẻ. Trong trường hợp con đã biết ngồi, mẹ có thể cho con ngồi ghế bập bênh hoặc ghế bành kèm với đồ vật mà trẻ thích thú. Điều này có tác dụng đánh lạc hưởng sự tập trung của trẻ, giúp mẹ dễ dàng cắt hơn.

5. Không dậy thay ga giường ướt lúc nửa đêm

nuoi con nhan tenh

Khi tã lót của trẻ bị rò, nhiều mẹ phải lọ mọ đêm hôm để thay ga giường cho con. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể trải 2 lớp ga giường, điều này sẽ giúp mẹ giảm bớt sức lực chăm sóc con nhỏ. Khi một tấm bị ướt, mẹ có thể dễ dàng lột bỏ tấm bị ướt là xong.

6. Nuôi con nhàn tênh bằng cách ngăn chặn những cú ngã

Cha mẹ nên lắp đặt những thanh chắn giường để đảm bảo giấc ngủ của con tuyệt đối an toàn. Chắc chắn không một bà mẹ nào mong muốn con ngã ra khỏi giường khi ngủ cả. Nếu không thể lắp đạt thanh chắn giường mẹ có thể sử dụng những thanh xốp giữa nệm và dưới tấm ga giường. Làm vậy cha mẹ có thể yên tâm hơn mà còn giúp hạn chế nguy cơ trẻ ngã từ trên giường xuống vô cùng nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp