Trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ trẻ thừa cân hoặc béo phì đang ngày càng gia tăng, gây nhiều lo lắng cho cha mẹ. Với mong muốn đồng hành cùng các ba mẹ, chuyên gia Bibo Mart sẽ hướng dẫn ba mẹ lựa chọn thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì, vừa đảm bảo dinh dưỡng để trẻ phát triển vừa không gây tăng cân.
1. Khi nào trẻ thừa cân, béo phì?
Chỉ số BMI (Body mas index) là chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên cân nặng và chiều cao. Công thức tính chỉ số BMI như sau:
BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao x Chiều cao (m2).
Dựa trên chỉ số này, có thể phân loại mức độ gầy – béo dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra:
- Cân nặng bình thường: BMI từ 18.5 – 22.9.
- Người thừa cân: Chỉ số BMI từ 23 trở lên.
- Người tiền béo phì: Chỉ số BMI từ 23 – 24.9
- Người béo phì cấp độ 1: BMI từ 25 – 29.9.
- Người béo phì cấp độ 2: BMI trên 30.
2. Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì ở trẻ
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân và béo phì ở trẻ:
- Yếu tố di truyền, hormone
- Vấn đề về lối sống: vận động quá ít hay ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa năng lượng.
- Yếu tố tâm lý: Stress cũng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Một số trẻ em cảm thấy quá sức để đối phó với các vấn đề hoặc với những cảm xúc tiêu cực. Chúng ăn để giảm stress hoặc để chống lại sự nhàm chán.
3. Những vấn đề mà bé gặp phải khi thừa cân, béo phì
- Lượng choresterol cao
- Huyết áp cao
- Bệnh tim mạch
- Đái tháo đường
- Vấn đề với xương
- Vấn đề về da: mẩn đỏ, nhiễm nấm, mụn.
4. Giảm cân cho trẻ béo phì như thế nào?
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Dựa vào cân nặng và chiều cao của bé theo BMI, ba mẹ tính toán mức cân nặng và calo tiêu thụ hàng ngày phù hợp cho bé.
– Theo các chuyên gia, để giảm cân cho bé, ba mẹ cần giảm thiểu thực phẩm có hàm lượng muối cao trong khẩu phần ăn của con. Hàm lượng natri khiến cho cơ thể giữ nước và đầy hơi. Đồng thời, trẻ cũng cần tránh đồ hộp và thực phẩm đông lạnh có nhiều natri.
– Mẹ nên chuẩn bị cho bé chế độ ăn giảm lượng đường đơn trong khẩu phần. Ví dụ như thay thế bánh mì trắng, cơm trắng, bánh kẹo bằng các loại quả ít ngọt như: cam, bưởi, ổi…
– Tăng cường bổ sung vitamin giúp kích thích hormone tăng trưởng giúp phân hủy chất béo thành năng lượng. Ba mẹ nên cho trẻ ăn trứng, cá, thịt nạc, protein thực vật (các loại đậu).
– Bé nên uống nhiều nước lọc để giải khát thay vì uống nước ngọt.
4.2. Chế độ sinh hoạt
– Ngủ sớm và ngủ ngon giấc là điều cần thiết cho sự phát triển và trao đổi chất thích hợp. Điều này sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể của trẻ. Lý tưởng nhất là trẻ em cần ngủ 9 đến 11 giờ và thanh thiếu niên cần ngủ 8 đến 10 giờ.
– Tập thể dục và vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày là khuyến nghị giúp bé giảm cân. Bạn có thể hướng dẫn trẻ bắt đầu tập luyện từ 15-20 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian. Hãy để trẻ tham gia cùng bạn học, điều này sẽ khuyến khích các con tham gia nhiệt tình.
Trên đây là những lời khuyên để giúp giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả. Tuy nhiên việc này không thể có hiệu quả trong vòng “ngày một, ngày hai”. Do đó, ba mẹ và bé cần kiên trì. Đồng thời nên thăm khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ dinh dưỡng.
Chúc các bé luôn vui vẻ và ngập tràn hạnh phúc!
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và Bé – Đặng Thúy Hằng
Phòng Đào tạo và Tư vấn Bibo Care