CÁCH GIẢM ĐAU KHI SINH HIỆU QUẢ GIÚP MẸ “VƯỢT CẠN” NHẸ NHÀNG

Phụ nữ đau đẻ được ví như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Phương pháp giảm đau khi sinh nào sẽ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, mau hồi phục ? Hãy cùng BiBo Mart đi tìm hiểu ngay nhé!

Cơn đau đẻ là gì?

Cơn đau đẻ là biểu hiện sinh lý của quá trình tử cung co thắt để đưa thai nhi ra ngoài. Cường độ của cơn đau và mức độ khó chịu tùy ở mỗi người mẹ. Đa số sẽ tiến triển đều đặn dần theo thời gian. Càng gần cơn rặn đẻ thì khoảng cách các cơn co cũng thu hẹp dần. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn đau mạnh mẽ nhất ở vùng lưng dưới và ở phía bụng, cùng với các cơn đau là sự tăng tiết dịch ở âm đạo. 

 

 

giảm đau khi sinh
Cơn đau đẻ ở các sản phụ

Các phương pháp giảm đau khi sinh

Làm sao để giảm đau khi sinh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe luôn là điều mà các mẹ bầu quan tâm. Nhằm giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn nhẹ nhàng, BiBo Care mách nhỏ nhẹ những bí quyết sau:

1. Phương pháp giảm đau tự nhiên

Với các phương pháp giảm đau tự nhiên, khi có các cơn đau trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nên di chuyển và đi lại nhẹ nhàng. Việc di chuyển nhẹ nhàng trong thời gian này không chỉ giúp mẹ đỡ đau mà còn giúp thai nhi quay đúng ngôi. Từ đó quá trình sinh nở được diễn ra dễ dàng hơn.

 

 

Giảm đau khi sinh
Phương pháp giảm đau tự nhiên khi sinh

 

 

Massage nhẹ nhàng ở lưng, chân tay cũng là một phương pháp giúp mẹ bầu giảm đau khi sinh. Bên cạnh đó, thai phụ có thể tắm bằng nước ấm khi cơn đau chuyển dạ kéo đến. Khi có các cơn đau chuyển dạ, các cơ trong cơ thể sẽ bị kéo căng ra làm gia tăng áp lực, gây đau và khó chịu cho mẹ. Việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp việc giảm đau rõ rệt và mẹ thoải mái hơn.

Việc hít thở đúng cách cũng góp phần giảm đau trong chuyển dạ. Để giảm bớt cơn đau, mẹ bầu có thể thả lỏng người, tập trung hít thở. Hãy hít thở sâu bằng mũi và thở ra chậm bằng đường miệng.

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Trong một số trường hợp, các phương pháp giảm đau đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh. Các phương pháp giảm đau bằng thuốc thường được áp dụng hiện nay gồm:

3. Gây tê ngoài màng cứng

 

Gây tê ngoài màng cứng
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng

 

 

Trong chuyển dạ sanh, đôi khi cơn đau đẻ vượt quá sự chịu đựng của người mẹ. Nếu tình trạng stress do đau kéo dài không được hỗ trợ sẽ làm cho người mẹ tăng huyết áp, giảm lưu lượng máu….

Trong các phương pháp giảm đau bằng thuốc, gây tê ngoài màng cứng đã được áp dụng từ lâu và ngày càng phổ biến. Kỹ thuật này do các chuyên gia gây mê hồi sức thực hiện. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông có kích thước rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở phần ngang thắt lưng của cơ thể. Sản phụ sẽ giảm đau nhưng vẫn duy trì vận động bình thường.

Sau từ 10-20 phút được gây mê ngoài màng cứng, thuốc bắt đầu có tác dụng. Sản phụ sẽ cảm thấy những cơn đau được giảm dần thậm chí không cảm thấy đau.

 

4. Gây tê tủy sống

 

 

Phương pháp gây tê tủy sống
Phương pháp gây tê tủy sống

 

 

 

Gây tê tủy sống là phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng khi sinh mổ lấy con. Phương pháp này còn được gọi là gây tê dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê vừa đủ vào khoang dưới màng nhện. Thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủy và sẽ tác dụng vào các rễ thần kinh. Việc này sẽ giúp sản phụ nằm yên, mất cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới.

Với phương pháp này, trong quá trình sinh mổ, sản phụ sẽ tỉnh táo hoàn toàn nhưng sẽ không có cảm giác đau. Sau cuộc mổ, khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ sẽ dần có cảm giác trở lại.

 

5. Giảm đau toàn thân bằng đường tĩnh mạch

Hiện nay có thể giảm đau khi sinh bằng tiêm thuốc tê toàn thân. Phương pháp này sẽ thực hiện dưới dạng tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc đường tĩnh mạch. Giảm đau đường tĩnh mạch thì sẽ thông qua đường tĩnh mạch để truyền trực tiếp vào mạch máu sản phụ. Phương pháp này thường sử dụng nếu sản phụ đau nhiều không đáp ứng được các thuốc giảm đau khác. 

Cần chuẩn bị gì để cuộc chuyển dạ diễn ra dễ dàng

Để mẹ bầu có quá trình sinh nở thuận lợi thì mẹ cần chuẩn bị thật kỹ: 

  • Tìm hiểu chi tiết về quá trình sinh nở: các dấu hiệu chuyển dạ, các giai đoạn chuyển dạ diễn ra như thế nào… để có cách ứng phó hợp lý trong mọi tình huống.
  • Trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn sinh nở. Mẹ có thể sinh thường được không hay sinh mổ. …..
  • Chuẩn bị kỹ đồ dùng đi sinh: Hành trang đi sinh của mẹ bầu cần được chuẩn bị trước ngày dự sinh. Điều này sẽ chắc chắn mẹ và bé sẽ có đủ những đồ dùng cần thiết như như tã, bình sữa,…
  • Ăn một bữa nhẹ, đủ chất trước khi nhập viện

 

Một số lưu ý sau sinh

Dù cuộc sinh diễn ra khá bình yên, nhưng các biến chứng hậu sản vẫn có thể xảy ra. Vì vậy theo các bác sĩ thời kỳ hậu sản cũng rất quan trọng

Để thời gian hậu sản suôn sẻ, các mẹ có thể lưu ý một số điểm sau đây:

  • Lưu ý khi chăm sóc vết mổ: Bình thường vết mổ sẽ lành từ 3 – 5 ngày. Mẹ có thể lau người với khăn ấm hoặc tắm nhanh với nước ấm. Sau đó hãy lau khô toàn thân và vết mổ. 
  • Lưu ý khi chăm sóc vệ sinh cá nhân: sau sinh từ 3 – 4 ngày, mẹ đã có thể tắm gội bình thường. Một số lưu ý như mẹ nên tắm bằng nước ấm. Lưu ý thời gian tắm và gội không nên quá lâu.
  • Lưu ý chế độ ăn uống: sinh con là một quá trình gian nan và thử thách và tiêu hao nhiều sức lực của phụ nữ. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe cũng như có đủ sữa để cho em bé
  • Lưu ý về chế độ sinh hoạt: vận động sau sinh rất cần thiết giúp mẹ nhanh hồi phục. Tuy nhiên, sau sinh mẹ không nên tập các bài tập mạnh ngay mà nên tập các bài tập nhẹ nhàng. 

 

Bất cứ phương pháp nào giảm đau khi sinh nào cũng có nhược điểm và tiềm ẩn những nguy cơ. Vì vậy mẹ bầu cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ chuyên môn cao để có thể thực hiện tốt các kỹ thuật giảm đau, giúp mẹ bầu vượt cạn nhẹ nhàng. BiBo Mart chúc các mẹ vượt cạn thành công !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *