Bí quyết giúp các mẹ có chế độ ăn giảm ốm nghén

Nghén là cảm giác buồn nôn và nôn. Nó ảnh hưởng đến 80% phụ nữ mang thai, thường bắt đầu sớm từ tuần thứ 4-6 của thai kì, sau đó thuyên giảm trong 3 tháng đầu. Còn lại 20% mẹ bầu nghén giảm dần trong giai đoạn sau và rất ít có tình trạng nghén đến lúc sinh em bé. Tình trạng ốm nghén thường không gây hại cho người mẹ hoặc em bé, nhưng nếu mẹ bầu bị nôn mửa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Chính vì vậy, các mẹ hãy cùng chuyên gia Bibo Mart tìm hiểu bí quyết giảm ốm nghén bằng chế độ ăn nhé!

 

1. Nguyên nhân gây ốm nghén mang thai

Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ, nhưng nó có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thai kỳ.

Hầu hết các bằng chứng chỉ ra những thay đổi nhanh chóng về mức độ hormone có thể gây ra những thay đổi trong cơ chế co cơ và thư giãn của dạ dày và ruột. Do đó, dẫn đến buồn nôn và nôn. Các hormone có liên quan nhiều nhất đến quá trình này bao gồm:

  • Hormone thai kỳ gonadotropin màng đệm ở người (hCG)
  • Estrogen và progesterone.

Khi mang thai, đường tiêu hóa có thể hoạt động chậm lại và do đó góp phần làm tăng cảm giác buồn nôn và nôn.

 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng buồn nôn tồi tệ hơn khi lượng đường trong máu thấp. Những phụ nữ dễ bị buồn nôn do dùng thuốc tránh thai, chứng đau nửa đầu hoặc say tàu xe có nguy cơ buồn nôn và nôn cao hơn trong thai kỳ.

 

2. Biểu hiện ốm nghén như thế nào?

Đối với hầu hết phụ nữ, ốm nghén bắt đầu vào khoảng tuần thứ tư của thai kỳ và hết từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 14. Các biểu hiện ốm nghén bao gồm:

– Buồn nôn và nôn, ăn không ngon

– Ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm và lo lắng

 

Ốm nghén thường nặng nhất vào đầu ngày, nhưng cũng có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc đêm. Một số bà bầu chỉ buồn nôn và nôn vào buổi sáng nhưng cũng có nhiều người bị buồn nôn liên tục cả ngày.

 

Một số người cũng có thể tăng tiết nước bọt, tăng nhạy cảm với một số mùi và thay đổi mùi vị của một số loại thực phẩm.

 

3. Bí quyết ăn uống giúp bà bầu giảm ốm nghén

Để giảm ốm nghén, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ ngày
Ốm nghén có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Trong khi người mẹ cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của em bé.

 

Sau đây là một số cách ăn uống giúp giảm ốm nghén cho bà bầu:

Giảm ốm nghén bằng cách chia nhỏ bữa ăn 

Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên. Nên chia bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Mỗi bữa ăn lượng thức ăn ít hơn bình thường.

Không bỏ bữa

Để bụng đói sẽ khiến các triệu chứng nghén trở nên trầm trọng hơn.

Các thực phẩm nên và không nên ăn để giảm ốm nghén

  • Nên ăn các thực phẩm như: bánh mì, khoai lang, bánh quy…giúp cải thiện buồn nôn hiệu quả.
  • Tránh ăn thức ăn cay, hoặc nhiều chất béo.

 

Uống đủ nước 

Uống đủ nước trong ngày (2.5-3l nước/24h). Nên uống nước ấm, có thể thêm chút gừng và mật ong.

 

Không nên ăn quá khuya

Bữa cuối nên ăn trước thời điểm đi ngủ ít nhất 2 giờ.

 

Các lưu ý khác để giảm ốm nghén

  • Nếu nhạy cảm với mùi thức ăn thì không nên nấu ăn. Mở các cửa thông thoáng nhà bếp để tránh ngửi mùi thức ăn. Thức ăn nguội tạo ra ít mùi hơn thức ăn nóng, vì vậy bà bầu có thể thấy những món này ngon miệng hơn.
  • Không nằm ngay sau khi ăn. Khi nằm có thể kê gối từ nửa vai để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng, hít thở sâu rất tốt.
  • Nếu tình trạng ốm nghén nghiêm trọng, mệt mỏi và nôn mửa liên tục khiến mẹ bầu khó ăn uống hoặc hấp thu dinh dưỡng dẫn đến giảm cân và mất nước thì cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

 

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và ngập tràn hạnh phúc!

 

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và Bé – Đặng Thúy Hằng.