Giai đoạn tập cho bé ngồi bô là giai đoạn dễ khiến nhiều ba mẹ nản lòng nhất. Tất cả chúng ta đều muốn con bỏ bỉm nhưng để đạt được điều ấy thì rất khó. Với một số bé, việc bỏ bỉm và ngồi bô là việc rất dễ dàng. Tuy nhiên với nhiều bé thì việc ngồi bô rất khó khăn. Bé không chịu hợp tác với ba mẹ, bé quên rằng mình đã bỏ bỉm,…Điều này khiến ba mẹ rất stress, không biết phải làm thế nào để tập cho bé ngồi bô. Dưới đây là bí quyết luyện bé ngồi bô thành công mà mẹ không thế bỏ qua đến từ BiBo Mart.
1. Khi nào tập cho bé ngồi bô?
Mỗi trẻ đều có các mốc phát triển khác nhau. Vậy nên sẽ không có một thời điểm cụ thể nào để bạn có thể tập cho bé ngồi bô. Có nhiều ba mẹ đã tập cho con ngồi bô từ khi 1 tuổi. Ba mẹ cho rằng ở thời điểm này bé đã cứng cáp. Tuy nhiên cũng có rất nhiều bé đến 2-3 tuổi mới có thể sẵn sàng ngồi bô.
Chính vì vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng khi con chưa thể tự ngồi bô. Hãy lắng nghe và quan sát thật kỹ con yêu. Khi bé thật sự sẵn sàng, ba mẹ hãy cho bé ngồi bô nhé. Dưới đây là những dấu hiệu báo hiệu con đã sẵn sàng mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Bé thích thú khi bạn cho bé tập đi vệ sinh
- Bé có thể nghe và hiểu những hướng dẫn của bạn và dễ dàng làm theo
- Bé không còn muốn mặc bỉm và nhận thức được các tín hiệu sinh lý
2. Mẹo tập cho bé ngồi bô hiệu quả
2.1. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Cố gắng luyện bé ngồi bô sẽ trở thành công cốc khi trẻ chưa sẵn sàng hoặc không hứng thú. Thay vào đó, hãy tìm kiếm dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô. Một số dấu hiệu như:
- Bé tỏ vẻ khó chịu về việc bỉm ướt, dính bẩn. Bé ra hiệu muốn nói với bạn rằng con muốn đi vệ sinh. Đấy chính là lúc bạn nên dạy con ngồi bô.
- Bé hứng thú với cách dùng bô của bạn khác hay cố gắng bắt chước hành động đó
- Bé không tè/ị ra bỉm trong một khoảng thời gian dài.
2.2. Nói chuyện thật nhiều với bé về việc ngồi bô
Bước đầu tiên để giúp con làm quen với việc tự đi vệ sinh, đó là trò chuyện với bé về nó thật nhiều. Hãy đọc cho con nghe những cuốn sách chủ đề về tự vệ sinh, luyện ngồi bô,… Bạn để trẻ quan sát cách sử dụng nhà vệ sinh, nói về cách tè/ị độc lập,…. Mưa dầm thấm lâu, trẻ sẽ dần ý thức được việc bỏ bỉm.
2.3. Chọn loại bô trẻ em phù hợp
Khi trẻ ngồi trên bô, trẻ có thể hơi nghiêng người về phía trước. Bàn chân sẽ đặt trên mặt đất, đặc biệt là khi trẻ đi tiêu. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên mua một chiếc bô cỡ trẻ em cho phù hợp với bé.
Ba mẹ có thể để bé tự lựa chọn chiếc bô của mình. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn khi ngồi trên chiếc bô mà mình yêu thích.
>> Xem thêm: Bô cho bé
2.4. Tập thói quen ngồi bô cho bé
Để tập thói quen ngồi bô cho bé, mẹ hãy để bé ngồi bô khoảng 15 phút mỗi ngày. Khi việc đi vệ sinh tạo thành nề nếp giống như đánh răng, rửa mặt,…bé sẽ dần chủ động hơn. Nếu có thể, mẹ hãy lên một thời gian biểu cụ thể cho việc đi vệ sinh của con. Điều này giúp bé hiểu rằng việc đi vệ sinh là một hoạt động cần thiết.
Ngoài ra, một số mẹ đã luyện trẻ ngồi bô thành công chia sẻ một mẹo, đó là “đừng có mặc quần áo gì cho con”. Để con không mặc quần áo hoặc không đóng bỉm sẽ vô thức tập cho trẻ suy nghĩ trẻ phải đi tè/ị ngay tại trận hoặc vào nhà vệ sinh.
2.5. Để ý tín hiệu cần đi vệ sinh của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều sẽ có một tín hiệu khi chúng có nhu cầu đi vệ sinh. Vì vậy, ba mẹ cần để ý và cho con tập ngồi bô vào đúng thời điểm đó. Một số dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như: Trẻ dừng các hoạt động trẻ đang làm, trẻ bất ngờ bụm chân giữ tã khi đang chơi,…
2.6. Trao cho bé phần thưởng để khích lệ
Sử dụng miếng dán hình, một chút kẹo hoặc một ngôi sao trên bảng ghi thưởng là cách tuyệt vời để kích thích động lực và tán dương sự cố gắng của trẻ.
Ngoài ra, ba mẹ có thể xem xét đến những phần thưởng lớn hơn. Ví dụ như một chuyến đi đến tiệm kem hoặc cửa hàng đồ chơi yêu thích của trẻ,…
2.7. Tìm kiếm sự trợ giúp của cô giáo mầm non
Hầu hết các cô giáo đều sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ trong giai đoạn tập cho bé ngồi bô. Tuy nhiên, khi nhờ các cô giáo, hãy nói hết những điểm được và chưa được của con với cô. Nếu có những lúc cần nhắc nhở con về việc giữ vệ sinh, hãy yêu cầu giáo viên hỗ trợ. Hơn nữa, mẹ hãy thử đưa con vào phòng vệ sinh tại trường để làm quen với môi trường khác ngoài không gian quen thuộc ở nhà.
2.8. Kiên nhẫn, không vội vàng
Nhiều ba mẹ cảm thấy mất kiên nhẫn khi vẫn phải đóng bỉm cho trẻ vào các giấc ngủ ngắn và giấc ngủ đêm. Trường hợp bạn muốn con từ bỏ bỉm càng sớm càng tốt, hãy đảm bảo rằng, bạn đã có sẵn vài chiếc ga trải giường và ga chống thấm.
Trên thực tế có rất ít trẻ tập ngồi bô thành công chỉ trong vài ngày. Đa số trẻ đều cần một quá trình dài hơn. Vậy nên ba mẹ đừng vội nản lòng khi con gặp phải vài sự cố như ốm bệnh và thay đổi trong lịch sinh hoạt ….. Hãy luôn nhìn nhận sự việc một cách tích cực. Hạn chế quát mắng, chê bai con ba mẹ nhé. Việc tập cho bé ngồi bô là việc không thể vội vàng.
Trên đây là những bí quyết luyện cho bé ngồi bô thành công ba mẹ không nên bỏ qua. Hy vọng qua bài viết, ba mẹ sẽ kiên nhẫn hơn trong giai đoạn bé tập bỏ bỉm. BiBo chúc ba mẹ sớm thành công!
Ngoài ra, tại BiBo Mart có đầy đủ các loại bô, miếng lót bồn cầu,…các sản phẩm hỗ trợ bé trong quá trình tập ngồi bô. Ba mẹ có thể ghé BiBo Mart để sắm đồ cho bé yêu nhà mình nhé!