biết thủ thuật sơ cứu này, bạn có thể cứu sống con khi bị hóc hạt na, nhãn

Tối ngày 16/8/2016, tại Thái Nguyên lại có thêm một trường hợp trẻ tử vong do hóc hột nhãn. Các bậc phụ huynh cần nắm vững hơn cách sơ cứu khi đây không phải là tai nạn hiếm gặp với trẻ nhỏ. Trường hợp này cũng là lời cảnh báo tới các bậc cha mẹ khi cho con ăn các loại quả có hạt. Để phòng ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra, bố mẹ hãy nắm vững ngay những mẹo sau để sơ cứu kịp thời nếu con bị hóc dị vật.

Hậu quả khôn lường khi bé bị hóc hạt nhãn

Tối ngày 16/8, bệnh viện A Thái Nguyên đã xác nhận một em bé được đưa đến viện trong tình trạng đã tử vong chỉ vì một hạt nhãn bị mắc vào cổ họng. Đây không phải là lần đầu tiên tai nạn hóc dị vật xảy ra ở trẻ nhỏ. Dị vật thường gây chèn ép đường thở, khiến các bé ngừng thở chỉ sau vài phút.

 

con bị hóc dị vật
Ông bố khóc ngất tại bệnh viện khi đưa con vào khoa cấp cứu vì hóc hạt nhãn tại bệnh viện A Thái Nguyên.
con bị hóc dị vật
Cháu bé không thể qua khỏi do không được cấp cứu kịp thời.
Đây là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc sơ cứu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc. Nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở làm bé bị ngừng thở chỉ sau 5 phút. Nếu trang bị đủ đủ kiến thức cơ bản và bình tĩnh xử lý, bố mẹ hoàn toàn có thể cứu mạng con trong những trường hợp khẩn cấp và đưa đi bệnh viện ngay sau đó.

Dấu hiệu bất thường khi con bị hóc dị vật bố mẹ cần biết

  • Đột ngột ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái; chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ.
  • Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé.
  • Nguy hiểm hơn, trẻ có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó.

Hướng dẫn bố mẹ các kỹ năng để xử lý khi con bị hóc dị vật

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Sử dụng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực

Cách tiến hành:
  • Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái hoặc đùi của bố (mẹ), đầu hướng xuống đất. Cổ tay mẹ phải nắm chặt phần hàm của bé để cố định đầu trẻ không bị tuột, rơi xuống. Phần đầu phải được đặt dốc hơn phần ngực.
  • Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
  • Lật trẻ ngược lại và quan sát xem có dị vật nào không. Nếu có hãy dùng ngón tay để lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa bật ra và trẻ vẫn chưa thở được thì dùng 2 ngón tay ấn vào trên rốn và dưới xương ức. Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống. Trong quá trình làm bố mẹ vẫn phải giữ tư thế đầu trẻ thấp hơn ngực.
  • Tiếp tục kiểm tra xem dị vật đã rơi ra chưa. Nếu chưa bố mẹ có thể lặp lại các thao tác trong khi chờ người cấp cứu đến.

Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi: Sử dụng Phương pháp Heimlich

Cách tiến hành:

 

Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành. Mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp là để đẩy dị vật ra ngoài.
  • Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.
  • Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân. Bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.
  • Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên. Thực hiện liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.
  • Bước 4: Kiểm tra xem dị vật đã được rơi ra chưa. Tuyệt đối không dùng tay móc khi chưa thấy dị vật vì thao tác này có thể khiến dị vật rơi vào sâu hơn. Bố mẹ chỉ được dùng hai ngón tay lấy dị vật khi đã nhìn thấy.
  • Bước 5: Tiếp tục đặt trẻ nằm xuống sàn nhà trong tư thế nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Sau đó lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép dùng 2 – 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.

Trong trường hợp trẻ lớn hơn bố mẹ có thể yêu cầu trẻ ho để đánh bật dị vật ra ngoài.

Lưu ý cần thiết cho bố mẹ

  • Lựa chọn thực phẩm thật kỹ trước khi cho trẻ ăn. Chú ý đến những thực phẩm có hạt, thực phẩm cứng, thực phẩm có dạng viên… để tránh cho trẻ bị hóc.
  • Tuyệt đối không được cho trẻ chạy, đùa nghịch hay nằm xuống trong khi ăn. Cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn và luôn để ý tới bé.
  • Khi trẻ đã bị hóc, cố gắng giữ bình tĩnh và vận dụng các kỹ năng cần thiết để cứu con.
  • Không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười vì rất dễ bị sặc. Nếu trẻ vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay. Tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *